Tin tức

Dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết, cách khắc phục điều trị

Dị ứng thời tiết thực chất là hiện tượng xảy ra đối với cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Đồng thời tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn nấm mốc sinh sôi phát triển. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý này là gì? Điều trị như thế nào? Những thắc mắc này sẽ có trong bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể xuất hiện chuỗi phản ứng khi tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường xung quanh. Khi đó, trong cơ thể sản sinh ra các kháng thể histamin, nhằm chống lại kháng nguyên từ môi trường.

Đây là nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện dị ứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da 

Dị ứng thời tiết xuất hiện vào thời điểm giao mùa
Dị ứng thời tiết xuất hiện vào thời điểm giao mùa

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch hoặc có cơ địa dị ứng.

Tình trạng này nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời có thể chuyển biến nặng, tái phát thường xuyên và gây ra một số bệnh lý như: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,… .

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Tác nhân gây dị ứng thời tiết bao gồm toàn bộ các yếu tố thời tiết như độ ẩm, ánh nắng, gió, không khí và các tác nhân tồn tại trong không khí.

Bệnh tái phát thường xuyên trong trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường khắc nghiệt (khô hanh; nóng ẩm; gió mùa;…)

Cụ thể hơn, một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Thời tiết nắng nóng: Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Lượng mồ hôi dư thừa, không được vệ sinh tốt dễ gây bít tắc lỗ chân lông, ứ đọng dưới da và dẫn đến dị ứng ngoài da: Nổi mẩn ngứa, mụn đỏ,…
Nắng nóng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này
Nắng nóng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này
  • Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng và sản sinh ra kháng thể IgE. Nồng độ kháng thể này trong huyết tương tăng là nguyên nhân gây dị ứng và mẩn ngứa ngoài da
  • Thời tiết hanh khô: Thời tiết hanh khô khiến độ ẩm trên da giảm, dễ bong tróc và suy giảm lớp màng bảo vệ tự nhiên. Do đó, rất dễ bị các tác nhân gây hại xâm nhập và dẫn đến dị ứng ngoài da, mẩn đỏ, ngứa ngáy. 
  • Thời tiết nhiều gió: Gió thổi kèm theo nhiều bụi bẩn, vi nấm,….(nhất là gió độc) gây hại cho da dẫn đến ngứa ngáy, nổi mẩn, mụn,… Trường hợp tiếp xúc lâu với gió trời (gió độc) còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh khác cho cơ thể.
  • Một số nguyên nhân khác: Người bệnh có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với thời tiết và sự thay đổi từ môi trường; sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi;….

Ngoài ra, một số người mắc các tình tình trạng bệnh hen suyễn, người gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố, người có hệ miễn dịch suy yếu, trong gia đình có người bị dị ứng,… cũng rất dễ bị dị ứng thời tiết.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Theo đánh giá của các chuyên gia da liễu, dị ứng thời tiết thường xuất hiện vào thời điểm cụ thể trong năm, có thể kiểm soát được nên không phải bệnh lý nguy hiểm.

Tuy nhiên, bệnh này rất dễ tái phát, kéo dài và diễn tiến nghiêm trọng. Do đó, nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn tiến thành dạng mãn tính nếu không điều trị triệt để
Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn tiến thành dạng mãn tính nếu không điều trị triệt để

Thông thường, dị ứng nhẹ chỉ kéo dài khoảng 1-2 tiếng, lâu hơn là 2-3 ngày và tự khỏi có thể không cần dùng thuốc.

Một số trường hợp dị ứng mãn tính, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần hoặc lâu hơn đến khi thời tiết trở lại bình thường.

Dị ứng thời tiết thực chất là phản ứng của hệ miễn dịch với sự thay đổi của thời tiết và chỉ gây ra các biểu hiện ngoài da kèm theo biểu hiện hô hấp nhẹ.

Tuy nhiên, nếu không chữa dứt điểm các triệu chứng ngoài da có thể lây ra toàn thân. Nguy hiểm hơn, người bệnh có nguy cơ mắc phải các bệnh lý mãn tính như dị ứng cơ địa, viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm kết mạc,…

Khi tình trạng dị ứng diễn tiến nặng hoặc kèm theo dấu hiệu hô hấp nghiêm trọng như khó thở, thở rít, sưng đau cổ họng,… người bệnh nên đi khám ngay.

Không nên để bệnh diễn tiến, kéo dài dẫn đến mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm.

Dấu hiệu dị ứng thời tiết điển hình

Các biểu hiện dị ứng thời tiết thường bùng phát dữ dội nhất vào thời điểm giao mùa (nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường). Một số triệu chứng điển hình của bệnh là:

  • Nổi mề đay ngoài da: Đây là tình trạng phổ biến nhất, trên da xuất hiện các nốt mề đay, nổi rõ. Biểu hiện này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào nhưng chủ yếu ở khuỷu tay, chân, mặt, cổ,…
  • Sưng tấy đỏ: Vùng bị mẩn đỏ thường đi kèm triệu chứng sưng tấy, thậm chí gây đau và khó chịu, nhất là khi chạm vào.
  • Ngứa ngáy, khó chịu: Người bệnh cảm thấy ngứa râm ran vùng da bị tổn thương. Càng gãi tình trạng ngứa càng tăng và có thể dẫn đến tổn thương, mưng mủ, nhiễm trùng trên da. 
Nổi mề đay ngoài da là biểu hiện đặc trưng của bệnh
Nổi mề đay ngoài da là biểu hiện đặc trưng của bệnh
  • Da khô, bong tróc: Vùng da bị tổn thương không còn giữ được độ ẩm tự nhiên mà trở nên khô, gây bong tróc thành mảng.
  • Biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên: Do bị kích ứng bởi yếu tố từ môi trường nên người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau vùng mặt,….
  • Khó thở, thở rít: Tình trạng phù nề, sưng họng có thể gây triệu chứng khó thở. Nếu không được xử lý tốt sẽ gây bít tắc đường thở rất nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện không đặc hiệu khác như sốt, đau bụng, nôn mửa,…

Ngay khi thấy những triệu chứng này hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Dị ứng thời tiết làm thế nào để khắc phục?

Cách khắc phục dị ứng thời tiết thì khá đa dạng nhưng phải phù hợp với mức độ và tình trạng của người bệnh mới đem lại hiệu quả. 

Bị dị ứng thời tiết tắm lá gì cải thiện triệu chứng?

Với những trường hợp bệnh nhẹ và trung hình hoàn toàn có thể kiểm soát mà không cần dùng thuốc.

Cách xử lý an toàn và cho hiệu quả giảm triệu chứng tốt nhất là tắm lá thảo dược. Một số loại lá tắm thường dùng như:

  • Tắm lá khế: Đun nước lá khế và thêm 1 chút muối hạt, để nguội vừa phải. Tắm và ngâm mình trong khoảng 15 phút và lau khô bằng khăn ẩm giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da
  • Tắm lá lốt: Nếu không tìm được lá khế, người bệnh có thể dùng lá lốt. Vò nhẹ lá lốt trước khi đun với nước, để nhiệt nước ấm vừa phải tăm hoặc ngâm mình.

Cách tắm với lá tương đối lành tính, sử dụng được cho cả đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến nặng, chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ bên cạnh phương pháp điều trị khác.

Sử dụng thuốc điều trị khi cần thiết

Nếu tình trạng dị ứng kèm theo nhiều biểu hiện đường hô hấp nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng 1 số loại thuốc bôi giảm triệu chứng ngoài da và thuốc điều chỉnh triệu chứng đường hô hấp. Cụ thể:

  • Thuốc kháng H1: Thuốc được dùng nhằm giảm triệu chứng dị ứng (Telfast BD; Zyrtec;…). Người bệnh dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ.
Sử dụng nhóm thuốc Tây y điều trị  dị ứng thời tiết mức độ nặng 
Sử dụng nhóm thuốc Tây y điều trị  dị ứng thời tiết mức độ nặng
  • Thuốc glucocorticoid: Thuốc có 2 dạng kem bôi và viên uống. Thuốc uống có tác dụng toàn thân nên phù hợp với tình trạng mề đay, mẩn ngứa diện rộng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ kê khi thật sự cần thiết.
  • Thuốc kháng IgE: Dị ứng thời tiết được chỉ ra là do lượng IgE tăng cao đột ngột trong huyết tương. Do đó, người bệnh có thể được chỉ định nhóm thuốc này để ngăn chặn sự phát triển của lượng kháng thể trên (Ví dụ: Omalizumab;….)

Khi sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng, tăng giảm liều lượng và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp Đông y trị bệnh dị ứng

Theo quan niệm của Đông y, dị ứng thuộc chứng phong sang, gây ra bởi các yếu tố ngoại sinh khiến cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt,…

Tình trạng này gây ứ đọng dưới da, bắp thịt và sinh bệnh. Ngoài ra, yếu tố ngoại sinh cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của cơ thể, khiến ngũ tạng bị rối loạn, cơ thể không được đào thải độc tố dẫn đến phát tác bệnh ngoài da.

Hiện nay, phương pháp Đông y được sử dụng khá phổ biến với những đối tượng dị ứng thời tiết mãn tính hoặc không tương thích với thuốc Tây y.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới 25g; Thổ phục linh; Lá đơn tướng quân mỗi loại 15g; Chỉ xác; Kim ngân hoa mỗi loại 12g; Cỏ nhọ nồi 10g; Núc nác 8g. Sắc thuốc và uống đều đặn hàng ngày
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bồ công anh 15g; Kim ngân hoa; Cúc hoa mỗi loại 9g; Hương nhĩ tử; Địa phu tử mỗi loại 6g. Sắc thuốc uống mỗi ngày, không để thuốc qua đêm

Hiệu quả bài thuốc Đông y còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh. Để đảm bảo hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên đi khám ở trung tâm Đông y để bác sĩ bắt mạch và đưa ra phương thuốc phù hợp nhất với thể trạng.

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng ăn gì, ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Với người bệnh bị dị ứng thời tiết cần lưu ý như sau:

  • Uống nhiều nước: Cần bổ sung nhiều nước khi bị dị ứng. Có thể uống nước khoáng hoặc các loại nước hoa quả, trà thảo mộc, nước ép rau củ,….
  • Bổ sung thực phẩm giàu omega 3: Thành phần này có nhiều trong cá hồi, trứng cá,….có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng nhanh chóng.
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu omega 3 hỗ trợ trị dị ứng thời tiết
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu omega 3 hỗ trợ trị dị ứng thời tiết
  • Ăn rau húng tây: Loại rau thơm có tính chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ điều trị các tình trạng dị ứng hiệu quả.
  • Bổ sung sữa chua: Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm triệu chứng bệnh.
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin các loại: Như các loại rau củ, hoa quả,….nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng: Đồ ăn nóng hoặc gia vị cay có thể kích thích các vết mẩn đỏ dưới da nặng hơn, cản trở việc điều trị
  • Hạn chế nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: Ví dụ như hải sản, các loại hạt có vỏ,…đều được liệt vào danh sách những thực phẩm cần tránh xa khi bi nổi mẩn đỏ ngoài da
  • Thực phẩm lên men, đồ chua: Trong nhóm thực phẩm này có thể tồn tại vi khuẩn lên men không có lợi cho bệnh dị ứng. Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng

Chăm sóc, phòng tránh dị ứng thời tiết

Thực hiện các biện pháp chăm sóc là điều cần thiết để tình trạng dị ứng thời tiết không trở nên nghiêm trọng. Người bệnh và người nhà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh: Cần giữ vệ sinh da sạch sẽ khi bị dị ứng. Tắm rửa hàng ngày (đặc biệt vùng da mề đay, mẩn ngứa) là biện pháp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn ngoài da hiệu quả
Giữ vệ sinh vùng da mẩn ngứa giúp việc điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả hơn
Giữ vệ sinh vùng da mẩn ngứa giúp việc điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả hơn
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cho làn da giúp cải thiện biểu hiện khô da, bong tróc, giúp các triệu chứng ngoài da nhanh chóng hồi phục
  • Mặc quần áo rộng rãi: Nên mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi để hạn chế tổn thương do dị ứng.
  • Hạn chế ngồi phòng điều hòa quá lạnh: Nên chỉnh ở mức nhiệt vừa phải, để hạn chế kích ứng da và tránh hiện tượng sốc nhiệt khi phải ra ngoài, đặc biệt vào mùa hè.
  • Mặc ấm khi thời tiết trở lạnh: Thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng.
  • Hạn chế ra gió khi bị bệnh: Kiêng gió hoặc mang mặc quần áo dài tay là biện pháp giúp người bệnh hạn chế tiếp xúc với gió độc và khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn
  • Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý: Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian bị dị ứng, ăn uống đầy đủ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Vẫn duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng, giúp cơ thể nâng cao chuyển hóa, đào thải độc tố ra bên ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau mỗi lần tập luyện

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể về bệnh dị ứng thời tiết. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể diễn tiến thành dạng mãn tính khiến người bệnh khó chịu quanh năm.

Người bệnh cần nâng cao ý thức phòng tránh và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi để ngăn ngừa tình trạng này.

Thông tin bổ ích:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *