Dị Ứng Hải Sản Là Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Như Thế Nào?
Hải sản là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhiều nhất. Biểu hiện của dị ứng hải sản thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau vài giờ hoặc vài chục phút. Người bệnh có thể gặp phải những cơn ngứa ngáy phát ban, nghiêm trọng hơn là bị phù nề, khó thở, đau bụng,… thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Dị ứng hải sản là gì? Dấu hiệu nhận biết
Dị ứng hải sản là phản ứng của hệ miễn dịch phản ứng với protein có trong một số hải sản. Phần lớn dị ứng với động vật giáp xác có vỏ như tôm, cua, sò, mực, bạch tuộc,…
Dị ứng hải sản xảy ra ở mọi đối tượng nhưng tình trạng này phổ biến ở người bệnh thiếu chất kháng histamin tự do như:
- Người bệnh có có địa nhạy cảm: Tỷ lệ người bệnh có cơ địa nhạy cảm bị dự ứng cao hơn.
- Trẻ nhỏ: Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ dễ gặp vấn đề về tiêu hóa khi hấp thụ protein trong hải sản
- Di truyền: Bố mẹ bị dị ứng hải sản tỷ lệ con sinh ra có nguy cơ dị ứng cao hơn bình thường.
- Ngoài ra người bệnh mắc bệnh lý như viêm da cơ địa, nổi mề đay,… tỷ lệ dị ứng cao hơn
Khi bị dị ứng hải sản, người bệnh thường có những biểu hiện đặc trưng như sau:
- Da bị nổi mề đay, gây ngứa, người nôn nao khó chịu
- Cổ họng, mặt, lưỡi và nhiều bộ phận khác bị sưng
- Bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt
- Bị chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở kiểu hen
- Kèm sốc phản vệ, tụt huyết áp, khó thở nguy cơ tử vong cao ở một số trường hợp
Người bệnh cần chủ động nhận biết dấu hiệu của bệnh đi thăm khám và điều trị tránh bệnh biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân bị dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể với protein có trong hải sản. Thường xảy ra ở đối tượng thiếu histamin tự do. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là:
- Giải phóng histamin tự do: Khi người bệnh ăn những hải sản có histamine cao, các histamine này được phóng thích xuất hiện tình trạng dị ứng. Mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hàm lượng chất dị ứng nạp vào cơ thể.
- Phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể: Một số protein trong hải sản có hại cho cơ thể và protein này trở thành kháng nguyên. Chúng kích ứng hệ miễn dịch gây nên dị ứng.
- Do nhóm quyết định kháng nguyên: Ở một số trường hợp, người bệnh hấp thụ protein trong hải sản đóng vai trò là kháng nguyên. Sau đó kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên tồn tại sẵn trong cơ thể gây ra hiện tượng dị ứng.
Dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Ở nhiều trường hợp người bệnh bị dị ứng có thể tự khỏi sau vài giờ khởi phát. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh có thể thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
Tùy thuộc vào phản ứng cơ thể và tình trạng bệnh lý mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau:
- Dị ứng mức độ nhẹ: Người bệnh bị nổi mề đay, phát ban, ngứa da và cảm giác buồn nôn kèm tho ho, nghẹt mũi
- Dị ứng mức độ vừa: Người bệnh rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, tức ngực, thở khò khè,…
- Dị ứng mức độ nặng: Một số trường hợp người bệnh dị ứng kèm sốc phản vệ nguy cơ tử vong cao.
- Ngoài ra dị ứng hải sản là một trong những nguyên nhân triệu chứng bệnh lý như viêm da cơ địa, sốt cỏ khô, viêm mũi, bệnh chàm,…
Như vậy dị ứng hải sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cơ thể mệt mỏi, trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời nguy cơ tử vong cao.
Chính vì thế khi bị dị ứng người bệnh cần đến cơ sở y tế, tiến hành thăm khám và điều trị phù hợp.
Phải làm gì khi bị dị ứng hải sản
Khi bị dị ứng hải sản người bệnh cần loại chất gây dị ứng hay chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách nôn. Trường hợp người bệnh nguy kịch cần đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý khi sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Phụ thuộc vào tình trạng dị ứng, người bệnh có biện pháp xử lý như:
Trường hợp người bệnh bị dị ứng hải sản nhẹ
Trường hợp bị ứng hải sản nhẹ với triệu chứng nổi mề đay, phát ban, sưng tấy và ngứa trên da. Người bệnh áp dụng các phương pháp:
- Uống nhiều nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp loại bỏ độc tố và duy trì độ ẩm, cải thiện tình trạng ngứa và sưng tấy trên da.
- Chườm lạnh: Dùng túi đá chườm lên vùng da bị tổn thương, giảm sưng tấy và ngứa khi bị dị ứng. Tuy nhiên không nên sử dụng đá trực tiếp trên da tránh gây bỏng và viêm nhiễm.
- Mật ong: Trong mật ong chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm giảm ngứa và sưng tấy trên da. Bên cạnh đó trong mật ong chứa nhiều khoáng chất canxi, magie, kali,… cung cấp chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Người bệnh sử dụng mật ong pha với nước ấm trung hòa độc tính, hỗ trợ điều trị dị ứng hải sản
- Nước chanh: Trong chanh chứa nhiều vitamin C trong chanh giúp cải thiện vùng da bị tổn thương. Sử dụng cốc nước chanh giúp hạ sốt và giảm rối loạn điện giải.
- Nước ép rau quả: Người bệnh uống nước ép rau quả không chỉ cung cấp nước cho cơ thể còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm sưng
Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm, giảm tình trạng ngứa và tăng sức đề kháng bảo vệ da.
Trường hợp người bệnh bị rối loạn đường tiêu hóa
Khi bị dị ứng hải sản kèm theo triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn nên sử dụng dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải.
Đối với bệnh nhân dị ứng do thiếu chất kháng histamin tự do nên dùng thuốc anti histamin như phenergan, loratadin, cetirizin… Tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra người bệnh nên ăn hạt sen, bởi trong hạt sen có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy và giảm dị ứng. Bạn có thể nấu cháo trắng và hạt sen ăn giảm triệu chứng về đường tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng về đường hô hấp
Khi bị dị ứng kèm theo triệu chứng hô hấp như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, ho người bệnh nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch tiết và làm dịu niêm mạc hô hấp.
Hoặc người bệnh sử dụng nước uống mật ong hoặc gừng giúp cải thiện dị ứng và triệu chứng bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra nên súc miệng bằng nước muối ấm cho không
Trường hợp bị dị ứng hải sản ở mức độ nặng
Đối với bệnh nhân dị ứng kèm sốc phản vệ như khó thở, da nhợt nhạt, tay chân lạnh, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Dị ứng hải sản nên uống thuốc gì?
Nhiều dị ứng nhẹ người bệnh có tự khỏi sau vài giờ hoặc sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, người bệnh tham khảo một số phương pháp điều trị như:
Sử dụng Thuốc Tây
Một số thuốc được chỉ định trong điều trị hải sản như:
- Thuốc kháng histamin: Người bệnh hấp thụ hải sản có histamin cao, các chất này phòng thích và gây dị ứng. Do đó sử dụng thuốc kháng histamin như Loratadin, Cetirizin, Phenergan,… giúp ức chế giải phóng histamin, giúp giảm ngứa, sưng tấy trên da.
- Thuốc Epinephrine: Trường hợp người bệnh bị sốc phản vệ bác sĩ tiến hành tiêm thuốc Epinephrine ngăn ngừa sốc phản vệ, khó thở.
- Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng thuốc bôi chứa menthol giúp giảm ngứa và nổi mề đay.
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ kê đơn và phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo chỉ định, không ngưng sử dụng hay sử dụng thuốc ngắt quãng.
Bài thuốc Đông y
Bài thuốc đông y điều trị dị ứng có nguồn gốc tự nhiên, an toàn giải độc cơ điều trị dị ứng hiệu quả. Một số bài thuốc Đông y được sử dụng phổ biến:
- Bài thuốc số 1: Sử dụng thang thuốc gồm thảo dược đan bì, cát cánh, đương quy, sinh địa, mạch môn, kim ngân hoa, cát căn, đan sâm, huyền sâm, bản lam căn. Người bệnh đem sắc và sử dụng mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng thang thuốc với thảo dược thảo quyết minh, liên kiều, kinh giới, kim ngân hoa, phòng phong. Người bệnh đem sắc và sử dụng trong ngày.
- Bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, hiệu quả chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó chọn cơ sở Đông y uy tín để thăm khám và kê đơn không tự ý sử dụng thuốc.
Các biện pháp phòng và tránh dị ứng hải sản
Bạn cần bảo vệ sức khỏe bằng chủ động phòng ngừa dị ứng hải sản như:
- Đối với người bệnh có tiền sử dị ứng, tuyệt đối không bổ sung thực phẩm đã có tiền sử dị ứng
- Nên ăn hải sản được chế biến chín giảm nguy cơ đau bụng và dị ứng
- Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: hành tây, súp lơ xanh, bắp cải, đậu.
- Không nên ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C tránh gây ngộ độc và nguy cơ dị ứng.
- Người bệnh có cơ địa nhạy cảm nên ăn thực phẩm hải sản có nguy cơ dị ứng cao như tôm, cua, sò,…
- Nên chọn mua hải sản tươi sống và được chế biến hợp vệ sinh đúng cách.
- Không uống rượu bia và thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo, thực phẩm thanh khi vừa bị dị ứng
- Bổ sung cơ thể nhiều rau xanh, trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Khi ngứa, nổi mề đay do dị ứng hạn chế chà xát, gãi tránh gây viêm nhiễm, lở loét trên da
- Chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh căng thẳng stress
Dị ứng hải sản có nguy cơ nghiêm trọng hơn khi bị dị ứng trong lần tiếp theo. Nên người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh điều trị đúng cách kịp thời. Bên cạnh đó biện pháp phòng và tránh bệnh tái phát.
ArrayArrayClick đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!