Trẻ Xung Quanh Miệng Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có rất nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ xung quanh miệng nổi mẩn đỏ, đặc biệt là ở lứa tuổi 0 – 10. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và có thể khỏi hẳn nếu xử lý đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân cũng như cách điều trị nổi mẩn quanh miệng ngay sau đây.
Nguyên nhân khiến trẻ xung quanh miệng nổi mẩn đỏ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng. Tùy theo tình trạng mà hướng xử lý cũng khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng này.
Bé bị bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng có thể gây ra những nốt mẩn đỏ trên da, miệng có những vết giống như bị nhiễm trùng, nặng hơn có thể bị loét. Mỗi năm có rất nhiều trẻ gặp tình trạng này, đặc biệt là vào tháng 3-5 và tháng 9-12.
Virus gây nên tình trạng này là entero và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Sau khoảng 3 – 6 ngày, cha mẹ có thể thấy rõ những triệu chứng của bệnh.
Nước bọt chảy quanh miệng
Xung quanh miệng bị đỏ và ngứa có thể là do bé bị chảy nước bọt quanh miệng. Trẻ nhỏ trong thời kỳ mọc răng hoặc lúc đùa giỡn có thể sẽ bị chảy nước bọt và dính xung quanh miệng.
Một số trường hợp sẽ dụi vào gối, mang theo nước bọt và tạo thành môi trường để vi khuẩn phát triển. Từ đó, nước bọt sẽ khiến trẻ nổi mẩn đỏ xung quanh miệng.
Xung quanh miệng nổi mẩn đỏ vì bị nấm
Xung quanh miệng bé nổi mẩn đỏ có thể do bị nấm Candida Albicans gây hại. Đây là loại nấm men có nhiều trong hệ tiêu hóa và miệng của trẻ. Bình thường, vi khuẩn nấm sẽ được chế ngự bởi hệ miễn dịch của cơ thể, ngược lại, cơ thể không ngăn được sự phát triển của nấm nếu hệ miễn dịch không đủ mạnh.
Nếu trẻ bị hen suyễn hay bệnh phổi, sau một thời gian uống thuốc kháng sinh thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng cao hơn.
Bị bệnh lở miệng
Trẻ bị lở miệng sẽ xảy ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở xung quanh. Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người và có tốc độ lây lan khá nhanh. Vậy nên cha mẹ cần đảm bảo con có lối sống lành mạnh, sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Xung quanh miệng nổi mẩn đỏ do bị dị ứng
Bị dị ứng sẽ khiến xung quanh miệng bị đỏ và ngứa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị dị ứng như: Dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, bị côn trùng cắn,… Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng xung quanh miệng bị đỏ ở trẻ em cũng như người lớn.
Tình trạng này ban đầu chỉ xuất hiện ở xung quanh miệng, sau đó sẽ lan ra đến những vùng da khác ở xung quanh mặt.
Bị bệnh thủy đậu
Xung quanh miệng bị đỏ và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Các nốt thủy đậu xung quanh miệng, mặt có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh xuất hiện khá nhiều ở trẻ nhỏ hiện nay, người lớn cũng có thể gặp phải. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dễ gây ra các bệnh như miên phổi, viêm não,… nguy hiểm, khó chữa trị.
Triệu chứng nhận biết tình trạng xung quanh miệng nổi mẩn đỏ ở trẻ
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng quanh miệng nổi mẩn đỏ nếu trẻ có những triệu chứng sau đây:
- Những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên da và theo từng thể bệnh có thể xuất hiện nhiều hay ít.
- Trẻ mệt mỏi thường xuyên, ăn không nhiều, không hiếu động, biếng ăn.
- Miệng nổi hột đỏ có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ hoặc cao, kèm triệu chứng đau họng.
- Nếu bị nấm lưỡi thì má và môi trẻ sẽ có những mảng trắng giống như phô mai.
- Bé thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu và gãi nhiều.
Hướng dẫn xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng có thể xử lý được theo nhiều cách khác nhau. Tùy từng thể bệnh cũng như cơ thể của mỗi bé mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách điều trị sao cho phù hợp nhất.
Dùng mẹo dân gian, dùng thuốc Tây y, những kem bôi ngoài da và dùng Y học cổ truyền là những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Mẹo chữa xung quanh miệng nổi mẩn đỏ tại nhà
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở tình trạng nhẹ, đồng thời bé cũng lớn hơn 5 tuổi, da đã không còn quá nhạy cảm, thì cha mẹ có thể áp dụng một trong các mẹo sau đây.
Chườm lạnh
Tác động của nhiệt lạnh lên da được đánh giá là vô cùng tích cực với tình trạng nổi mẩn đỏ quanh miệng của trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng cách này để giảm ngứa da, đỏ da cho bé.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 cục đá sau đó thấm vào khăn bông mềm hoặc các túi chườm.
- Chườm lên vùng da quanh miệng đang bị mẩn đỏ khoảng 10 phút.
- Có thể dùng 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp bệnh mau khỏi.
Vì làn da của bé còn yếu và mỏng nên cha mẹ chú ý kiểm tra thật kỹ nhiệt độ của khăn, không chườm đá trực tiếp lên da hoặc chườm một chỗ quá lâu.
Dùng nha đam chữa xung quanh miệng nổi mẩn đỏ
Nha đam hay lô hội được dùng nhiều để chữa nổi mẩn đỏ da, trong đó có tình trạng nổi mẩn đỏ quanh miệng. Nguyên liệu này khá lành tính và được dùng nhiều trong làm đẹp, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, nha đam cũng giúp da của bé ẩm mượt và mềm mại hơn.
Cách thực hiện:
- Lấy một nhánh nha đam và thoa phần nhựa lên vùng da bị mẩn đỏ của bé.
- Ngoài ra, cha mẹ có thể xay nhuyễn nha đam rồi đắp lên vùng da quanh miệng của bé trong 10 – 15 phút.
Lưu ý, trước khi sử dụng nha đam, cha mẹ hãy thoa trước một lượng nhỏ lên tay của bé. Nếu sau nửa ngày bé không bị ngứa, không bị dị ứng thì có thể dùng cho vùng da quanh miệng.
Sử dụng mật ong cho bé bị nổi mẩn đỏ ở miệng
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc với người dân Việt Nam và được dùng để chữa nhiều bệnh, trong đó có nổi mẩn đỏ. Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, mật ong sẽ giúp giảm ngứa, giảm đỏ da, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
- Dùng một lượng mật ong nguyên chất thoa đều lên da của bé trong khoảng 15 phút.
- Rửa sạch miệng của trẻ bằng nước ấm.
Sử dụng thuốc Tây y xử lý tình trạng miệng bị nổi hột đỏ
Thuốc Tây y cũng được nhiều cha mẹ sử dụng cho con bị nổi mẩn đỏ bởi nó mang đến tác dụng nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả cao. Tuy nhiên vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu nên cha mẹ cần tham khảo thật kỹ trước khi dùng thuốc để tránh bé gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc kháng histamin H1
Thuốc kháng histamin H1 là thuốc chữa dị ứng điều trị mẩn đỏ ở trẻ được dùng khá phổ biến và mang đến hiệu quả cao. Thuốc làm ngăn chặn tế bào thụ thể H1, không để phản ứng dị ứng xảy ra.
- Liều dùng với trẻ 2 – 11 tuổi là 1-2mg/kg, cách nhau 6 giờ mỗi liều.
- Trẻ trên 12 tuổi dùng 25 – 50mg với mỗi lần uống cách nhau 2-4 giờ.
Thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của thụ thể H2, thường được kết hợp với thuốc kháng H1 để mang đến hiệu quả cao hơn. Loại thuốc này cũng chỉ được chỉ định với những bé bị nổi mẩn đỏ nặng, trong đó Loratadin và Cetirizine được dùng nhiều nhất.
- Liều cơ bản với trẻ 2 – 5 tuổi là 5mg, mỗi ngày 1 lần.
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên dùng 10mg, mỗi ngày 1 lần.
Thuốc Corticosteroids
Corticosteroids chỉ định bởi bác sĩ và dùng cho những bé bị nặng, 2 thuốc trên không đáp ứng. Khi dùng thuốc này bạn nên chú ý cẩn thận, tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ bởi nó có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển xương, giảm bài tiết hormon của trẻ.
Dùng kem dưỡng da cho trẻ
Trẻ nhỏ xung quanh miệng nổi mẩn đỏ có thể dùng các loại kem dưỡng, kem bôi ngoài da để giảm ngứa, giảm đỏ. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm an toàn, lành tính cha mẹ có thể tham khảo.
Dexeryl
Dexeryl là kem bôi giúp giảm ngứa, làm mềm da và cải thiện tình trạng da khô, da nứt nẻ khá hiệu quả, dùng được cho trẻ nhỏ. Nếu bé nhà bạn đang bị nổi mẩn đỏ thì có thể tham khảo sản phẩm này.
Công dụng:
- Dexeryl giúp dưỡng ẩm da, da bé luôn mịn màng, không bị khô ráp hoặc nứt nẻ.
- Hạn chế tình trạng mẩn đỏ, ngứa da, khô da do bất kỳ nguyên nhân nào gây nên.
- Những trẻ có làn da nhạy cảm đều có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ.
Cách dùng: Mỗi ngày thoa lên vùng da quanh miệng của trẻ 1 lớp kem mỏng vào sáng và tối.
Kem giảm mẩn ngứa La Roche-Posay Lipikar Baume AP+M
La Roche-Posay Lipikar Baume AP+M là kem bôi giúp giảm mẩn ngứa, mẩn đỏ đến từ Pháp được nhiều người tin dùng. Trẻ nhỏ cũng yên tâm dùng sản phẩm này vì nó khá an toàn, lành tính với da.
Công dụng:
- Giúp tái tạo làn da, giúp da không bị khô, đỏ hay mẩn ngứa.
- Giảm viêm nhiễm trên da, giảm kích ứng da, hỗ trợ da mềm mượt.
- An toàn cho bé, không gây kích ứng, giúp khỏi bệnh nhanh chóng.
Cách dùng: Thoa một lượng kem vừa đủ lên da mỗi ngày rồi massage nhẹ nhàng để kem được thẩm thấu.
Kem bôi Eumovate
Eumovate là một kem bôi được dùng cho người lớn, trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa, chàm, viêm da tiếp xúc, dị ứng da, nổi mẩn đỏ,… Nếu trẻ đang bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng thì đây là giải pháp khá tốt cha mẹ có thể tham khảo.
Công dụng:
- Giảm nhanh những triệu chứng của bệnh nổi mẩn đỏ như khô da, ngứa da,…
- Giúp da khỏe hơn, mềm mịn hơn và giảm khả năng tái phát bệnh.
Cách dùng: Xoa một lớp mỏng lên da và massage nhẹ nhàng để tình trạng nổi mẩn ngứa ở bé được cải thiện.
Sử dụng Y học cổ truyền chữa xung quanh miệng nổi mẩn đỏ cho bé
Những bài thuốc Đông y được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên vô cùng an toàn và lành tính nên rất phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, giải pháp này có thể giúp trị bệnh từ gốc, hạn chế tình trạng trẻ bị tái phát mẩn đỏ.
Một số giải pháp Đông y được sử dụng để chữa xung quanh miệng nổi mẩn đỏ bao gồm:
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Bài thuốc mang đến hiệu quả chuyên sâu và toàn diện trong chữa mề đay mẩn ngứa, khắc phục được toàn bộ nhược điểm của những bài thuốc Nam khác. Mề đay Đỗ Minh có sự kết hợp của 30 loại thảo dược quý như: Bồ công anh, hoàng kỳ, xích đồng, cà gai, tơ hồng xanh,… và được chia thành 3 chế phẩm nhỏ như:
- Thuốc đặc trị mề đay, mẩn đỏ.
- Thuốc bổ gan dưỡng huyết.
- Thuốc bổ thận giải độc.
Bài thuốc an toàn, lành tính nên chữa được mẩn ngứa cho cả trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi.
Tiêu ban giải độc thang
Tiêu ban giải độc thang được đánh giá là giải pháp hàng đầu trong trị mẩn đỏ ở trẻ nhỏ. Hàng triệu bậc cha mẹ đã tin dùng và chọn bài thuốc để chữa trị bởi có thể giúp đẩy lùi bệnh từ gốc, ngăn bệnh tái phát và không gây tác dụng phụ.
Đặc biệt, Tiêu ban giải độc thang cũng được VTV2 đưa tin đến đông đảo khán giả và có đến 95% trẻ nhỏ khỏi bệnh chỉ sau 1 – 3 tháng sử dụng.
Tiêu Ban Hoàn Bì Thang
Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là bài thuốc đã giúp 10.000 người khỏi dứt điểm mẩn ngứa, trong đó có nhiều bệnh nhân là trẻ nhỏ. Không chỉ chữa bệnh, bài thuốc còn giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, ngăn bệnh tái phát với sự kết hợp của 27 nguyên liệu qúy.
Cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ dùng thuốc bởi tất cả dược liệu sử dụng đều an toàn, được sàng lọc và lựa chọn kỹ càng, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Một số lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa tình trạng xung quanh miệng nổi mẩn đỏ
Khi bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng, cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chăm sóc bé đúng cách để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và ngăn bệnh tái phát.
Một số gợi ý khi thực hiện chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho bé có thể kể đến như:
- Nếu bé đã trên 1 tuổi, cha mẹ hãy bổ sung cho bé nước lọc, nước hoa quả mỗi ngày, trẻ sơ sinh thì cần uống đủ sữa để da không bị khô.
- Nếu dùng thuốc hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cho bé uống đúng liều lượng và theo dõi sức khỏe bé thường xuyên.
- Nếu trẻ có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm nào đó thì nên tránh cho bé ăn.
- Vào những thời điểm giao mùa, hãy đảm bảo sức khỏe cho bé bằng cách tắm giặt và thay đồ thường xuyên.
- Sau khi cho bé ăn, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ vùng miệng, lau miệng bằng khăn ẩm sạch hoặc lau cùng nước muối sinh lý.
- Mỗi ngày, hãy cho bé rửa tay, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cũng như giúp giữ ẩm da của bé.
- Hạn chế để trẻ đưa tay lên mặt bởi tay có nhiều vi khuẩn có thể gây tổn thương da, khiến tình trạng nổi mẩn đỏ xuất hiện nhiều hơn.
- Nếu bé bị nổi mẩn đỏ kèm theo nhiều triệu chứng sức khỏe khác thì nên đi khám với bác sĩ để được tư vấn điều trị sao cho phù hợp nhất.
Trẻ xung quanh miệng nổi mẩn đỏ là tình trạng thường gặp, tuy nhiên nó không quá nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, một lối sống lành mạnh, khoa học, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé cũng rất quan trọng để đảm bảo bệnh nhanh chóng khỏi và không tái phát.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!