Halothan Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng
Halothan là một loại thuốc gây mê đường hô hấp, cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả, có thể dùng được cho mọi lứa tuổi trong quá trình phẫu thuật. Để tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, liều lượng cũng như tác dụng phụ của loại thuốc này, bạn đọc quan tâm hãy cùng tham khảo những nội dung chi tiết dưới đây.
Halothan là thuốc gì?
Thông tin cơ bản:
- Tên gốc: Halothan.
- Tên biệt dược: Fluothane®.
- Phân nhóm: Thuốc gây mê, gây tê đường hô hấp.
- Dạng thuốc: Lọ 125 ml, 250 ml.
- Hàm lượng: 0,01% (kl/kl) thymol, 0,0005% (kl/kl) amoniac.
Thuốc Halothan được sử dụng để gây mê toàn thân. Đây là một thuốc mê đường hô hấp, tác dụng nhanh, có thể dùng cho người bệnh thuộc mọi lứa tuổi trong cả phẫu thuật thời gian ngắn và thời gian dài. Thuốc giúp phát huy hiệu quả nhanh chóng, mức độ gây mê có thể kiểm soát được. Halothane có khả năng ức chế dần đường hô hấp, làm tăng nhịp thở, kèm theo giảm thể tích lưu thông và thông khí phế nang.
Thuốc gây mê Halothan không tạo ra sự thư giãn cơ bắp đầy đủ, đây là một chất gây mê hydrocarbon không dễ cháy, cung cấp phản ứng nhanh chóng và halogen hóa. Ngoài ra, loại thuốc này cũng không có các chất ức chế thần kinh cơ bổ sung.
Khoảng 80% liều dùng đều được thải trừ qua phổi ở dạng không biến đổi. Số còn lại sẽ bị oxy hóa ở gan hoặc bị khử trong trường hợp giảm oxygen mô và được thải trừ qua thận.
Hiện nay, thuốc gây mê Halothan có những dạng và hàm lượng sau:
- Kem bôi ngoài: 0,1% (30 g, 60 g, 216 g).
- Thuốc lỏng: 30 ml, 50 ml, 200 ml, 250 ml.
- Dung dịch: 30 ml, 50 ml, 200 ml, 250 ml.
Cách dùng thuốc gây mê Halothan
Halothan là thuốc gây mê dùng trong y tế, do đó người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là liều lượng và cách dùng Halothan mà các bác sĩ sẽ thực hiện cho bệnh nhân:
Liều lượng:
- Liều dùng thông thường cho người lớn: Đối với dạng thuốc khí dung Halothan 2-4% thể tích/thể tích trong oxy hoặc hỗn hợp các oxit nitơ và oxy. Ngoài ra, thuốc Halothan 0,5% thể tích/thể tích có thể được sử dụng để kích thích và tăng dần lên đến mức cần thiết để duy trì gây mê. Bác sĩ có thể cho bạn dùng liều duy trì gây mê tại 0,5-2% thể tích/thể tích phụ thuộc vào tỷ lệ lưu lượng.
- Liều dùng thông thường cho trẻ em: Để duy trì gây mê, bác sĩ có thể cho trẻ dùng 0,5-2% thể tích/thể tích trong oxy phụ thuộc vào tỷ lệ lưu lượng.
Cách dùng:
Người bệnh cần dùng Halothan theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Bởi Halothan là một loại thuốc mê bay hơi, được hấp thụ ở các phế nang. Thuốc ít tan trong máu nên nồng độ thuốc trong máu và phế nang luôn đạt được trạng thái cân bằng nhanh.
Bảo quản:
- Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh những nơi ẩm hoặc có tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Không bảo quản sản phẩm trong phòng tắm hoặc trong tủ lạnh.
- Không vứt thuốc vào toilet khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
Bạn nên nhớ rằng, mỗi loại thuốc đều có những phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Chỉ định và chống chỉ định
Halothan được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp sau:
Chỉ định: Các trường hợp được chỉ định dùng thuốc mê Halothan qua đường hô hấp bao gồm:
- Sử dụng trong các phẫu thuật gây mê cho người lớn và trẻ em.
- Dùng để gây mê ngoại trú.
- Có thể được dùng để khởi mê.
Chống chỉ định: Chống chỉ định dùng thuốc mê trong một số trường hợp sau:
- Người bệnh có tiền sử bị sốt cao ác tính sau khi dùng thuốc.
- Dị ứng với thuốc.
- Nhạy cảm với thuốc.
- Bị tăng áp lực nội sọ.
- Bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Bệnh nhân bị vàng da.
- Bị mắc bệnh viêm gan mãn tính.
- Phụ nữ có thai trong vòng 6 tháng đầu.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Bị viêm gan do sử dụng Halothan.
- Bệnh nhân bị trụy tim.
Tương tác và thận trọng trong quá trình sử dụng
Người bệnh cần thận trọng khi dùng Halothan bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và tương tác với một số loại thuốc sau:
Tác dụng phụ:
Nhìn chung thuốc gây mê thường khá an toàn nếu được sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên nếu dùng quá liều, Halothan có thể gây ra các tác dụng phụ ở mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.
Cụ thể, thuốc mê bay hơi Halothan có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn đối với người bệnh như:
- Có thể khiến người bệnh bị mất ý thức.
- Gây ức chế hoạt động của não và hệ thần kinh trung ương.
- Gây ức chế hô hấp và suy hô hấp phụ thuộc vào liều lượng sử dụng.
- Bệnh nhân có thể bị ho, nấc.
- Bị co thắt phế quản.
- Hạ huyết áp.
- Rối loạn nhịp tim.
- Nôn, buồn nôn sau khi tỉnh (hiện tượng này khá hiếm gặp).
- Rét run.
- Đường thở bị kích thích khiến người bệnh bị ho, co thắt thanh quản hoặc khí quản.
- Tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim.
- Ức chế cơ tim và gây giãn mạch hệ thống.
- Làm giãn cơ tử cung và tăng áp lực nội sọ.
Thận trọng:
Trước khi sử dụng thuốc gây mê Halothane, bạn hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có một trong các vấn đề sau:
- Mắc bệnh phụ khoa.
- Tăng thân nhiệt ác tính.
- Rối loạn chuyển hóa Porphyria.
Tương tác thuốc:
Halothane có thể gây phản ứng với một số loại thuốc sau:
- Epinephrin hoặc norepinephrin: Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra khi tiêm adrenalin trong lúc gây mê Halothane. Cần hạn chế tối đa liều adrenalin, dùng không quá 10 ml dung dịch 1/100 000. Nếu cần có thể dùng thêm thuốc chẹn beta và tăng nồng độ oxy.
- Thuốc giãn cơ không khử cực và thuốc liệt hạch: Tác dụng sẽ tăng lên khi dùng cùng lúc với Halothane.
- Morphin: Halothane thúc đẩy tình trạng suy giảm hô hấp của morphin.
- Thuốc chẹn beta, ephedrin, verapamil, aminophylin, theophylin và terbutalin: Những loại thuốc này có tương tác với Halothane làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
- Suxamethonium: Halothane kết hợp với thuốc này sẽ gây ra sốt ác tính sau gây mê. Do đó nên tránh dùng kết hợp cùng.
- Tubocurarin: Tránh dùng phối hợp với Tubocurarin với thuốc mê Halothane vì sẽ làm tăng nguy cơ gây tụt huyết áp nghiêm trọng.
- Duloxetine, Levodopa: Nguy cơ bị hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng và ngất xỉu có thể tăng lên khi Halothane được kết hợp với các thuốc trên.
- Risperidone Halothane: Có thể gia tăng tình trạng hạ huyết áp của Risperidone.
- Phenytoin, Fosphenytoin: Nồng độ trong huyết thanh của các loại thuốc này sẽ được tăng lên khi nó kết hợp với gây mê Halothane.
- Memantine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ có thể được tăng lên khi Halothane được kết hợp với Memantine.
- Dopamine Halothane: Có thể làm tăng hoạt động của arrhythmogenic Dopamine.
- Ephedra Halothane: Có thể làm tăng hoạt động của arrhythmogenic Ephedra.
- Formoterol Halothane: Có thể làm tăng hoạt động của arrhythmogenic formoterol.
- Methylphenidate: Làm tăng nguy cơ tăng huyết áp đột ngột của Halothane.
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh các tác dụng phụ. Do vậy bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiếp hành áp dụng.
Thực tế, thuốc mê được coi là khá an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc thiếu hiểu biết về thuốc cũng như không dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, cần hết sức lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng thuốc gây mê nói chung và thuốc Halothan nói riêng.
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số vấn đề được một số người bệnh quan tâm:
Thức ăn và rượu bia có gây phản ứng với Halothan không?
Câu trả lời là CÓ! Thức ăn, rượu bia đều có thể gây tác động tới hiệu quả của thuốc Halothan. Bởi chúng làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc cũng như tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng trong và sau khi gây mê. Rượu bia làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi dùng chung với Halothan. Do đó, bạn hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm có khả năng gây tương tác Halothan trước khi sử dụng.
Tình trạng sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc?
Tình trạng sức khỏe của bạn cũng có tác động nhất định đến công dụng của loại thuốc này. Vì vậy hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, đặc biệt là:
- U tế bào ưa crom.
- Suy giảm chức năng tim, gan.
- Mang thai kì đầu.
- Có nang tuyến thượng thận.
Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?
Khi dùng thuốc Halothan quá liều, người bệnh có thể gặp phải những phải ứng như: Viêm gan, nhịp tim chậm, giảm huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần phải được giảm lượng thuốc mê. Trong trường hợp quá liều, việc dùng thuốc nên được dừng lại và phải tiến hành kiểm soát thông khí với oxy tinh khiết để duy trì chức năng hô hấp.
Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho những trường hợp bị quá liều Halothan. Do đó, trong những trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được sơ cứu kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng thuốc mê Halothan
Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Halothan:
- Trong quá trình sử dụng thuốc mê Halothan để phẫu thuật sọ não, người bệnh cần được tăng thông khí phổi vừa phải để giảm bớt tác dụng phụ gây tăng áp lực dịch não tủy của thuốc.
- Người bệnh có tiền sử bị sốt cao ác tính hoặc vàng da sau khi dùng Halothane thì không nên gây mê bằng Halothane.
- Halothane không an toàn đối với bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Khi thực hiện gây mê trong phòng mổ, cần có chế độ thông khí tốt cho bệnh nhân.
- Hiện chưa có bằng chứng cho thấy Halothan có phản ứng với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên vẫn nên tránh dùng Còn chưa biết nguy cơ khi dùng cho phụ nữ mang thai. Nên tránh dùng Halothan vào tháng đầu của thai kỳ, trừ những trường hợp bắt buộc.
- Halothane làm giảm mạnh cơn co tử cung trong khi đẻ và làm cơ tử cung giãn ra. Vì vậy không khuyến nghị sử dụng trong sản khoa vì sẽ tăng nguy cơ bị xuất huyết sau sinh.
- Có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh nếu dùng khi sinh đẻ.
- Sau khi dùng Halothane, người bệnh không được lái xe, vận hành máy móc hay làm những công việc cần sự tập trung.
Trên đây là một số thông tin về thuốc gây mê Halothan. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích giúp quá trình sử dụng thuốc diễn ra an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, thuốc phải được sử dụng bởi bác sĩ chuyên khoa và tại những phòng khám/bệnh viện uy tín. Người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng khi chưa có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!