Betadine: Dung Dịch Sát Khuẩn Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cần Biết
Betadine là loại dược phẩm có khả năng sát trùng, diệt khuẩn được sử dụng nhiều trong y tế. Tuy nhiên, có không ít người chưa nắm được thông tin liên quan cần thiết đến loại thuốc này, dẫn đến việc dùng sai cách hoặc kém hiệu quả. Bài viết của Vnmedipharm sau đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn, bạn đừng bỏ qua nhé!
Betadine là thuốc gì?
Betadine là một loại thuốc sát khuẩn được sử dụng với các trưởng hợp tổn thương ngoài da, niêm mạc miệng, họng hoặc vệ sinh âm đạo, vùng kín. Sản phẩm có nhiều dạng bào chế khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là dung dịch và kem bôi ngoài dùng tại chỗ.
Khi chọn mua Betadine, bạn cần chú ý đến màu sắc bào bì bên ngoài để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Nổi bật có thể kể đến như:
- Betadine xanh rêu: Loại có bao bì màu xanh ngọc được sử dụng trong vệ sinh phụ khoa vùng kín, chủ yếu phục vụ đối tượng nữ giới.
- Loại vò màu xanh ngọc: Dòng xanh ngọc được dùng trong vệ sinh khoang miệng hoặc mũi, thường có dạng xịt hoặc dung dịch súc.
- Betadine vàng: Dòng màu vàng là sát khuẩn ngoài da cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu.
Thành phần và công dụng của Betadine
Dù là loại vệ sinh phụ khoa, vệ sinh họng, miệng hay sát khuẩn da, thành phần chính có trong Betadine đều là hoạt chất povidone – iod. Tuy nhiên, nồng độ của hoạt chất này được thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, có thể là 1% hoặc 10%.
Povidone – iod là một trùng hợp của polyvinylpyrrolidone với iodine. Khi được bồi lên bề mặt niêm mạc hay biểu bì da, iod tự do được giải phóng sau đó ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus và nấm men gây hại. Iod có thể tiêu diệt lớp màng acid amino và protein bảo vệ vi sinh vật một cách mạnh mẽ.
Ngoài thành phần chính là povidone – iod, các loại tá dược khác sẽ được kết hợp và bổ sung thêm nhằm giúp sản phẩm cuối cùng có hiệu quả tốt nhất. Các loại tá dược này gồm có:
- Đối với Betadine phụ khoa: Nước tinh khiết, nonoxynol, fleuroma bouquet 477.
- Đối với Betadine súc họng, xịt họng, xịt mũi: Nước tinh khiết, glycerol, ethanol 96%, methol, natri saccharin, methyl salicylate.
- Đối với Betadine sát khuẩn ngoài da: Glycerol, nước tinh khiết, citric acid, disodium hydrogen phosphate, sodium hydroxide,…
Sản phẩm Betadine có các tác dụng chính sau đây:
- Vệ sinh khu vực bên ngoài “cô bé” như môi âm đạo hoặc thụt rửa sâu và ngâm rửa vùng kín.
- Súc miệng, súc họng sát khuẩn hàng ngày hoặc hỗ trợ các tình trạng viêm nhiễm niêm mạc vùng miệng.
- Sát khuẩn bề mặt da trong các trường hợp phẫu thuật mổ hở, tổn thương da có sơn rách, chảy máu, bỏng nhiệt,…
- Ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương sau khâu, mổ. Cải thiện tình trạng tổn thương da do nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus đơn bào.
Cách dùng Betadine
Tùy theo mục đích sử dụng và dòng Betadine khác nhau mà cách dùng sẽ có những thay đổi sao cho phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
Cách dùng:
- Betadine xịt họng, súc miệng: Bạn có thể pha loãng hoặc sử dụng 15ml dung dịch hàng ngày. Bạn cho dung dịch vào miệng và súc trong khoảng 15 đến 30 giây hoặc dùng chai xịt xịt vào khoang miệng, họng hàng ngày.
- Sản phẩm vệ sinh vùng kín: Bạn pha loãng 1 nắp chai Betadine, tương đương khoảng 15ml với 2lit nước sạch rồi dùng để rửa vùng kín hàng ngày.
- Sản phẩm sát khuẩn ngoài da: Bạn dùng tăm bông thấm lấy một lượng vừa đủ dung dịch hoặc kem bôi rồi thoa lên vùng cần sát khuẩn trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Bạn nên thoa rộng sang các vùng lân cận khoảng 3- 5 cm để đạt hiệu quả sát khuẩn tốt nhất.
Liều lượng:
- Dùng vệ sinh vùng kín: 15ml/lần, có thể pha loãng hoặc không.Nếu dùng thụt rửa sâu cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
- Dùng để súc miệng, họng và xịt mũi: 15ml/lần, ngày dùng từ 1 đến 2 lần hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Dùng sát khuẩn cho da, vết thương ngoài: Tùy theo diện tích tổn thương hoặc khu vực phẫu thuật.
Bảo quản: Betadine xịt mũi và các dòng khác đều cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, không có độ ẩm cao, nhiệt độ dao động từ 20 đến 30 độ C. Ngoài ra, sau khi sử dụng bạn cần đóng nắp cẩn thận, nhất là khi loại dùng súc miệng có chứa ethanol dễ bay hơi. Thuốc cũng nên để ở những khu vực cao và xa tầm với trẻ nhỏ.
Chỉ định và chống chỉ định
Betadine được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người lớn và trẻ nhỏ từ hai tuổi trở lên.
- Người bị các vấn đề liên quan đến vùng kín như viêm nhiễm, nấm âm đạo, ngứa ngáy do vệ sinh kém,…
- Người gặp phải các tổn thương trầy xước, chảy máu ngoài da hoặc đang bị các bệnh da liễu liên quan đến nấm, vi sinh vật.
- Dự phòng nhiễm khuẩn hoặc sưng họng, miệng, mũi. Trên khoang miệng hoặc niêm mạc họng xuất hiện dấu hiệu viêm do vi khuẩn.
Ngoài ra, sản phẩm này không được khuyến khích sử dụng với các đối tượng sau:
- Có cơ thể nhạy cảm với povidone – iod hoặc các loại tá dược khác có trong bảng thành phần.
- Có các bệnh liên quan đến tuyến giáp, ví dụ như bướu cổ, tăng năng tuyến giáp hoặc vừa điều trị phóng xạ iod.
- Trẻ sơ sinh, trẻ thiếu cân và phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
Betadine giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bên cạnh các vấn đề liên quan như thành phần hay cách sử dụng, sản phẩm có giá cả ra sao và nơi mua tốt nhất cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Theo như tìm hiểu của Vnmedipharm, giá của loại thuốc này còn phụ thuộc vào dòng sản phẩm cũng như dạng bào chế. Cụ thể như sau:
- Betadine xanh súc họng: Một chai 50ml có mức giá khoảng 95.000 VNĐ.
- Betadine xịt mũi trẻ em và người lớn: Chai dung tích 50ml cho người lớn có giá 180.000 VNĐ trong khi dùng dành cho trẻ nhỏ là 160.000 VNĐ.
- Betadine dung dịch sát khuẩn: Có mức giá khoảng 37.000 VNĐ cho 1 chai dung tích 30ml.
- Betadine dung dịch vệ sinh vùng kín: Một chai dung tích 125ml có giá khoảng 51.000 VNĐ.
- Dạng kem bôi dùng ngoài da: Có mức giáo khoảng 52.000 VNĐ cho 1 tuýp 40g.
Bạn có thể tìm mua Betadine tại các hiệu thuốc bán lẻ hoặc đơn vị phân phối trực thuộc bệnh viện. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng đặt mua sản phẩm trên các trang web dược phẩm thông qua mạng internet. Giá thành khi mua online thường có nhiều ưu đãi tuy nhiên bạn cần chú ý thận trọng kiểm tra kỹ thông tin để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Lưu khi sử dụng thuốc Betadine
Để sử dụng Betadine rửa phụ khoa, súc miệng hoặc sát khuẩn da hiệu quả, bạn cần chú ý một số các vấn đề sau đây:
- Đọc kỹ bảng thành phần và hướng dẫn của thuốc để biết cách sử dụng cũng như hạn chế nguy cơ dị ứng không mong muốn.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích vệ sinh, sát khuẩn. Dù có thành phần chính giống nhau nhưng bạn không được dùng lẫn lộn các loại Betadine với nhau.
- Sản phẩm có iod nên trong quá trình sử dụng có thể khiến quá trình trị liệu bằng iod phóng xạ trong ung thư biểu mô tuyến giáp kém hiệu quả.
- Thuốc chỉ được dùng bên ngoài da hoặc súc miệng, họng. Nếu bạn lỡ nuốt phải thì cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách móc họng rồi đi đến bệnh viện làm các kiểm tra cần thiết.
- Sản phẩm này hiếm khi gây ra các tác phụ tuy nhiên nếu bạn bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, chóng mặt, khó thở, phù nề,… thì cách tốt nhất là đi cấp cứu ngay.
- Betadine dung dịch vệ sinh phụ nữ nên thận trọng khi dùng với bà bầu hoặc trong trường hợp thụt rửa sâu, vì vậy bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng
- Tương tác thuốc có thể xảy ra khi bạn sử dụng Betadine cùng với những chế phẩm có thành phần enzyme, bạc, taurolidine, hydrogen peroxide,…
Hy vọng bài viết của Vnmedipharm đã mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết về sản phẩm Betadine rửa vết thương và sát khuẩn. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải vấn đề bất lợi thì bạn cần nhanh chóng đi khám để được các bác sĩ xử lý kịp thời
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!