Thuốc chữa

Gợi Ý 6+ Thuốc Điều Trị Chứng Nổi Mề Đay Sau Khi Sinh Tốt Nhất

Nổi mề đay là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, có thể biến mất sau vài ngày hoặc kéo dài trong vài tuần tùy tình trạng và cơ địa bản thân mỗi người. Với những trường hợp bệnh nặng, việc sử dụng thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, chị em cần cẩn trọng khi lựa chọn thuốc bằng cách tham khảo một số gợi ý đến từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Top 6 thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh

Sau khi sinh con, cơ thể chị em phụ nữ rất dễ phản ứng với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài hoặc do tâm lý căng thẳng dẫn đến tình trạng nổi mề đay hoặc mẩn ngứa. Hiện tượng này có thể xảy ra đối với cả các mẹ sinh mổ và sinh thường, tuy nhiên thường gặp nhiều hơn ở các mẹ sinh mổ.

Việc sử dụng thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh có khả năng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên nếu chị em lựa chọn và dùng thuốc không đúng cách, tình trạng bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh hậu sản nguy hiểm khác. Dưới đây là một số loại thuốc được khuyến cáo sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Sản phẩm dạng uống

Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của mề đay, chị em sau sinh có thể tham khảo những loại thuốc dạng uống sau đây:

Thuốc Cetirizin

Cetirizine là một loại thuốc kháng histamin được sử dụng để giảm các triệu chứng tự phát của bệnh mề đay. Cơ chế hoạt động của Cetirizine là ngăn chặn histamin – chất được cơ thể tạo ra trong phản ứng dị ứng.

  • Công dụng: Làm giảm các triệu chứng dị ứng, trong đó có mề đay, chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa….
  • Cách sử dụng: Sử dụng mỗi ngày 10mg, chia làm 2 lần uống sau khi ăn.
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, khó đi tiểu, suy nhược.
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân có nguy cơ co giật, người có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp Galactose hoặc thiếu hụt men Lapp Lactase.
  • Giá bán tham khảo: 70.000 đồng/hộp.
Cetirizin là thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh khá tốt
Cetirizin là thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh khá tốt

Thuốc Loratadin

Loratadin là thuốc chống dị ứng thế hệ 2 thuộc nhóm kháng histamin, được sử dụng trong điều trị mề đay cho phụ nữ sau sinh do có tác dụng nhanh và hiệu quả lâu dài hơn các thuốc khác cùng nhóm. Đặc biệt, do Loratadin không tác dụng lên thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ trong quá trình sử dụng.

  • Công dụng: Ức chế quá trình sản sinh histamin của cơ thể để điều trị hiệu quả các loại mẩn ngứa do mề đay, phát ban, bệnh lý hô hấp,…
  • Cách sử dụng: Sử dụng 2 viên/ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Tác dụng phụ: Thuốc thường không có tác dụng phụ. Một số trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa, sưng mặt, sưng lưỡi, chóng mặt, khó thở.
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người mắc bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Giá bán tham khảo: 180.000 đồng/hộp/10 vỉ.

Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh Allergex

Tương tự như những loại thuốc trên, Allergex cũng là thuốc thuộc nhóm kháng histamin thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay vô căn mạn tính.

  • Công dụng: Giảm thiểu các triệu chứng như ngứa da không rõ nguyên nhân, mề đay, viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa.
  • Cách sử dụng: Sử dụng 1 viên 8mg/lần, uống từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Tác dụng phụ: Thuốc ít có nguy cơ gây tác dụng phụ, một số trường hợp hiếm gặp gồm khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, chóng mặt…
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với Acrivastine hay Triprolidine, người suy thận nặng.
  • Giá bán tham khảo: 11.000 đồng/viên.
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh Allergex 
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh Allergex

Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh dạng bôi

Cùng với những sản phẩm thuốc dạng uống, chị em có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc bôi chứa corticoid để giảm nhanh các triệu chứng ngoài da của bệnh nổi mề đay. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu sau khi sinh, bạn nên chọn các sản phẩm có hàm lượng corticoid thấp hoặc trung bình để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn như da bị đỏ rát, bong tróc hoặc bội nhiễm. Khi dùng, bạn lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ và chỉ thoa thuốc lên trên diện tích da nhỏ.

Thuốc bôi Phenergan 

Phenergan là thuốc có chứa hoạt chất chính là Promethazin thuộc nhóm kháng histamin tổng hợp. Cơ chế hoạt động của thuốc là tác động và ngăn chặn các phản ứng viêm do histamin tăng tiết gây ra để giảm ngứa, mề đay hiệu quả.

  • Công dụng: Giảm các triệu chứng  mẩn ngứa, bỏng bề mặt do côn trùng đốt, dị ứng da do tác nhân bên ngoài, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh.
  • Cách sử dụng: Bạn hãy rửa sạch và lau khô vùng da bị mề đay, sử dụng một lượng thuốc vừa phải để thoa lên da. Nên dùng thuốc với tần suất từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Tác dụng phụ: Vùng da bôi thuốc dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời dẫn đến bỏng rát. Do đó khi sử dụng thuốc bạn cần che chắn bảo vệ vùng da bôi thuốc khi ra nắng.
  • Giá bán tham khảo: 13.000đ/tuýp.

Thuốc bôi Eumovate

Eumovate là loại thuốc bôi ngoài da có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0.05 %. Clobetasone butyrate là một chất kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid, thường được sử dụng với mục đích làm giảm các triệu chứng ngứa da và viêm da.

  • Công dụng: Giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn trên da.
  • Cách sử dụng: Thoa lên da sau khi làm sạch với tần suất 2 lần/ngày. Mỗi lần dùng, bạn lấy một lượng thuốc bằng nửa đốt ngón tay cho vùng da ở bàn tay, cánh tay hay bàn chân và khoảng 1 đến 2 đốt ngón tay cho vùng lưng, bụng, đùi hay cẳng chân. Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể giảm liều và giảm số lần bôi.
  • Tác dụng phụ: Các triệu chứng bất thường ít gặp gồm rối loạn sắc tố da, phát ban hay bỏng rát.
  • Giá bán: 25.000 đồng/tuýp 25g.
Thuốc bôi Eumovate sử dụng ngoài da
Thuốc bôi Eumovate sử dụng ngoài da

Kem dưỡng ẩm

Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm giúp ngăn cản sự mất nước qua da, hỗ trợ phục hồi các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên, lipid sinh lý bình thường của da để duy trì độ ẩm hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của chất dưỡng ẩm là tạo nên hàng rào bảo vệ da trước các tác động đến từ môi trường, làm giảm sự thoát hơi nước qua da. Do đó cùng với việc sử dụng các loại thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh, chị em cần kết hợp sử dụng thêm các dòng kem dưỡng ẩm để sớm đẩy lùi bệnh trong thời gian ngắn.

Bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm chứa vitamin C, E, glycerin và niacinamide. Đây là những thành phần không chỉ giúp da mềm mịn, tăng cường hàng rào bảo vệ của da mà còn cải thiện tình trạng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu hiệu quả.

Kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa hiệu quả
Kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa hiệu quả

Lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay sau sinh

Thuốc trị mề đay sau sinh thường mang đến hiệu quả cao cho người sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi có ý định dùng bất kỳ loại thuốc trị mề đay nào.
  • Sử dụng thuốc đúng cách với liều lượng, tần suất và thời gian điều trị theo khuyến cáo từ phía bác sĩ.
  • Với các sản phẩm dạng bôi, bạn chỉ nên thoa một lượng thuốc vừa đủ, không nên bôi thuốc quá dày hoặc dùng thuốc trong thời gian dài nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Mặc dù nổi mề đay thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, tuy nhiên bạn cần cố gắng hạn chế cào gãi, chà xát lên da để tránh da bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đảm bảo khoa học, giữ gìn thân thể và không gian sống sạch sẽ để tình trạng mề đay, mẩn ngứa sớm phục hồi.

Trên đây là gợi ý 6 loại thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh tốt nhất mà các bạn có thể tham khảo. Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Câu hỏi thường gặp
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bởi cơ địa trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm. Theo các chuyên gia, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị mề đay của người mắc bệnh. Bài viết dưới đây […]
Nổi mề đay có các biểu hiện ngoài da đó là ngứa ngáy, mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá dược liệu để tắm nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng khó chịu của […]
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu. Vậy bị nổi mề đay có tự khỏi không? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ […]
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Nổi mề đay là một trong những dị ứng da thường gặp nhất. Bất cứ đối tượng nào đều có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm. Vậy nổi mề đay có nguy hiểm không? Người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi và tránh […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *