Dị Ứng Phấn Hoa: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
Dị ứng phấn hoa là một dạng dị ứng thường gặp với các triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi, ho, ngứa mắt,… Mặc dù vấn đề này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều phiền toái. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng dị ứng phấn hoa cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.
Dị ứng phấn hoa là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Dị ứng phấn hoa là một trong những dạng bệnh dị ứng thường gặp ở nhiều người. Đây là tình trạng cơ địa mẫn cảm với phấn hoa, hệ miễn dịch lầm tưởng phấn hoa là dị nguyên gây hại nên phản ứng quá mức.
Khi đó hệ miễn dịch kích thích sản sinh histamin và các chất hóa học gây viêm sưng, làm xuất hiện phản ứng dị ứng với biểu hiện như nổi ban đỏ viêm trên da, ngứa ngáy, chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì nhiều, sổ mũi…
Sở dĩ hệ miễn dịch trong cơ thể lại lầm tưởng phấn hoa như một chất xâm hại vì phấn hoa có các thành phần dễ kích thích hệ miễn dịch như protein, cellulose pentose, extrin, phosphore.
Những loại phấn hoa gây kích ứng cho con người thường có kích thước khoảng 0,5mm. Các loại phấn hoa gây tỉ lệ dị ứng cao là phấn hoa từ cây cỏ.
Một số loại dị ứng hoa thường gặp như:
- Dị ứng cây hoa Bạch Dương
Mùa xuân khi hoa Bạch Dương bắt đầu nở rộ thì đây cũng chính là thời điểm nhiều người bắt đầu bị dị ứng quay trở lại. Hoa Bạch Dương chứa những hạt phấn nhỏ phát tán khắp không khí gây nên dị ứng cho nhiều người.
Thực tế một cây Bạch Dương có thể sản xuất khoảng 5 triệu hạt phấn phát tán với bán kính là 90m. Do đó mà loài cây Bạch Dương thường là cây mang đến nhiều phấn hoa gây dị ứng cho con người nhất.
- Dị ứng với hoa cây Sồi
Phấn hoa của tất cả các loại Sồi đều tồn tại trong không khí lâu nhất so với tất cả những loài cây hoa còn lại. Cũng giống như Bạch Dương, hoa cây Sồi thường nở rộ vào mùa xuân. Vậy nên đây cũng chính là mùa mắc bệnh dị ứng của những người dị ứng hoa Sồi.
- Dị ứng phấn hoa của các cây hoa cỏ
Trái ngược với hoa Bạch Dương, hoa cây Sồi thì phấn hoa cây cỏ lại thường xuất hiện vào những ngày hè nóng nực. Phấn hoa cỏ dễ phát tán trong không khí và gây ra tình trạng bên nghiêm trọng ở người, không dễ điều trị.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa
Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh sẽ rất dễ nhận biết bởi bệnh lý có nhiều biểu hiện đặc trưng bên ngoài da và đường hô hấp. Một số biểu hiện dị ưng phấn hoa thường gặp như:
- Người bệnh hắt hơi nhiều, kéo dài.
- Triệu chứng nghẹt mũi,khó thở. Đôi lúc thì bị chảy nước mũi khiến mũi có thể đỏ ửng lên.
- Ngứa quanh vùng mắt hay chảy nước mắt liên tục.
- Da sưng tấy thành những mảng lớn, phát ban ở vùng cổ, mặt, tai,…
- Đôi khi, người bệnh bị mất cảm giác khi ăn hoặc ngửi mùi.
- Các cơn hen suyễn kéo dài và đến liên tục.
Vậy dị ứng phấn hoa có nguy hiểm không? – Cũng giống như các tình trạng dị ứng ở động vật hoặc thức ăn khác thì dị ứng với phấn hoa cũng mang đến những phiền toái khó chịu cho người bệnh.
Trong những trường hợp nặng đối tượng bị bệnh có thể gây sốc phản vệ, khiến người bệnh khó thở, phù mạch, tụt huyết áp, tăng nhịp tim rất nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu, sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Một số trường hợp còn gây viêm nhiễm nặng, thậm chí viêm họng, viêm phế quản, tăng nguy cơ hen suyễn. Do vậy, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng dị ứng thì bạn hãy thực hiện chữa trị ngay để thoát khỏi cảm giác khó chịu và hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý, các triệu chứng bệnh dị ứng do phấn hoa có thể dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Để xác định chính xác đây có phải là dấu hiệu của bệnh hay không, bạn nên đi khám và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ.
Người bị dị ứng còn thường phát bệnh vào những thời gian đều nhau đặc biệt và giai đoạn hoa nở rộ. Chính vì vậy, bạn có thể dựa vào thời điểm khởi phát để xác định nguy cơ mắc bệnh.
Các cách điều trị dị ứng phấn hoa đúng cách
Người bị dị ứng với phấn hoa có thể điều trị ngay tại nhà hoặc điều trị bằng thuốc. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình và sớm chữa trị mới mang lại hiệu quả tốt nhất
Điều trị dị ứng phấn hoa tại nhà
Phương pháp điều trị này có cách tiến hành khá đơn giản, không gây những tác dụng phụ nguy hiểm. Sau đây là 7 cách chữa trị dị ứng từ phấn hoa hiệu quả từ mẹo dân gian tại nhà.
- Ăn mật ong chữa trị dị ứng phấn hoa
Mật ong nguyên chất khi vào cơ thể giúp ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm và tăng cường miễn dịch. Người bệnh có thể uống mật ong với nước hoặc ăn trực tiếp.
Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là bạn hãy ăn trực tiếp mật ong để có được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng húng quế làm giảm viêm, chữa trị bệnh tại nhà
Húng quế có tác dụng giảm viêm khi bị dị ứng. Bạn có thể cắt nhỏ húng quế, rồi bỏ hết vào một cốc nước sôi. Ngâm khoảng 5 phút sau đó lọc lấy nước. Cuối cùng trước khi sử dụng bạn có thể thêm một chút mật ong để dễ dàng uống hơn.
- Chữa dị ứng với phấn hoa bằng hành tây
Sử dụng hành tây có tác dụng là kiểm soát và giảm quá trình sinh ra của các chất histamin có trong cơ thể. Từ đó giúp chữa trị bệnh dị ứng ở một số đối tượng.
Bạn có thể sử dụng hành tây để làm nguyên liệu chế biến cho vào món ăn. Hoặc có thể ăn sống để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Chữa trị bệnh dị ứng tại nhà bằng ăn gừng
Thực tế gừng cũng có những đặc tính giúp kháng lại histamin, kháng viêm và chữa trị và có thể khắc phục tình trạng ở người bệnh. Bạn bào nhỏ hoặc giã nát một miếng gừng cỡ 2 cm. Tiếp theo cho hỗn hợp vào một cốc nước ấm nóng. Bạn ngâm 5 phút rồi sau đó lọc nước trà để uống.
- Sử dụng trà bạc hà
Trà bạc hà chứa nhiều menthol và có đặc tính kháng viêm nên giúp bạn cải thiện dị ứng và các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi,… hiệu quả. Bạn có thể dùng lá bạc hà khô hãm với nước sôi trong khoảng 5 phút để uống.
Điều trị dị ứng phấn hoa bằng Tây Y
Ngoài các biện pháp điều trị tại nhà thì ngươi bị dị ứng với phấn hoa có thể chữa trị bằng các đơn thuốc Tây Y. Các loại thuốc tây y điều trị bệnh dị ứng cụ thể là phấn hoa như sau:
- Thuốc kháng sinh histamine gồm có: Thuốc loratadin, diphenhydramine,… Đây là các loại thuốc có tác dụng chữa viêm mũi do dị ứng và các triệu chứng khác của bệnh dị ứng. Thuốc kháng sinh histamine là thuốc không kê đơn và được sử dụng rất rộng rãi hiện nay vì tính an toàn của nó.
- Thuốc thông mũi: Thuốc pseudoephedrine, oxymetazoline,… Thuốc thông mũi được sử dụng xịt trực tiếp vào bên trong khoang mũi có tác dụng chống viêm, chống ngứa, giúp mũi thông thoáng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc thông mũi người dùng có thể gặp tác dụng phụ khác như khô niêm mạc mũi, mùi thuốc khó chịu đôi khi còn có thể bị chảy máu mũi.
- Thuốc giảm đau: Như thuốc Actifed và Claritin-D. Đây là loại thuốc có tác dụng chính để chữa trị viêm mũi dị ứng và điều trị cảm lạnh. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra tùy theo từng đô tuổi mà lượng thuốc sử dụng là khác nhau (từ 2 ml – 3ml/ lần)
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc uống và xịt trên thì người bị dị ứng cũng có thể chữa trị bằng phương pháp tiêm dị ứng. Các phương pháp tiêm chỉ thực hiện khi có sự cho phép hoặc tư vấn từ bác sĩ.
Phòng ngừa dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa là căn bệnh rất phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Chính vì vậy phòng ngừa cũng quan trọng không kém gì việc chữa bệnh. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn phòng tránh căn bệnh này tốt nhất:
- Trong nhà nên hạn chế trồng các loại cây bụi, cây cỏ tạo nhiều phấn. Hoặc bạn không nên trồng các loại cây có khả năng dị ứng cao.
- Vào mùa nở rộ hoa bạn nên hạn chế mở cửa trong nhà. Nên ngăn ngừa phấn hoa lan tỏa đến khu vực bên trong không gian sống.
- Hạn chế phơi quần áo, chăn ga gối đệm ở những khu vực có nhiều hoa nở. Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để ngăn chặn phấn hoa tiếp xúc lên bề mặt quần áo.
- Trong nhà nên sử dụng bộ lọc không khí. Bạn hãy đảm bảo không khí trong không gian sống là trong lành và an toàn nhất.
- Mỗi khi chăm sóc vườn cây bạn nên chú ý bịt khẩu trang. Ngoài ra nên mặc quần áo kín tránh tiếp xúc đến phấn hoa.
- Để phòng ngừa bệnh đơn giản bạn cũng có thể tăng sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Cụ thể bạn có thể ăn thêm nhiều nguyên liệu giúp tăng sức đề kháng như gừng, tỏi sống…
- Ngoài ra việc chuẩn đoán xem có bị bệnh dị ứng này không cũng là việc rất cần thiết. Do vậy bạn có thể đến bệnh viện để tầm soát nguy cơ dị ứng.
Trên đây là những thông tin cụ thể về bệnh dị ứng phấn hoa. Mong rằng thông qua những nội dung này, bạn đọc sẽ biết cách điều trị cũng như chủ động phòng ngừa để không phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu nhé.
ArrayArrayTìm hiểu ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!