Tin tức

Dị Ứng Lactose Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Để Chữa Trị?

Lactose là một loại đường được tìm thấy nhiều trong sữa và là nguyên nhân gây dị ứng ở nhiều người trên thế giới. Ngay khi bị dị ứng Lactose người bệnh cần đến gặp chuyên gia ngay để được tư vấn chữa trị. Nếu như để kéo dài, sức khỏe của bản thân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gây di truyền.

Dị ứng lactose là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Lactose là một chất đường có trong các thực phẩm như đường, sữa, bơ, phô mai,… Dị ứng lactose hay còn được gọi là chứng không thể dung nạp lactose. 

Dị ứng lactose là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn lượng lactose dung nạp vào. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa.

Người mắc phải loại dị ứng này thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.  

Người bị dị ứng lactose rất khó tiêu hóa các thức ăn từ bơ, sữa,...
Người bị dị ứng lactose rất khó tiêu hóa các thức ăn từ bơ, sữa,…

Được biết, dị ứng lactose xảy ra khi ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose. Phần đường không được hấp thụ tại ruột non sẽ chuyển xuống đại tràng.

Khi đến đại tràng, lượng lactose dư thừa sẽ kết hợp với một số vi khuẩn gây ra các hiện tượng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Có 3 loại dị ứng lactose ứng với các nguyên nhân sau:

Loại 1: Không dung nạp lactose nguyên phát

Đây là dạng dị ứng lactose phổ biến nhất. Trẻ em là đối tượng mắc chứng không dung nạp lactose nguyên phát. Quá trình ăn dặm, sử dụng các thực phẩm thay thế sữa ảnh hưởng đến việc sản xuất lactase.

Lượng enzyme lactase giảm xuống nhưng vẫn đủ để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn cơ bản của người lớn.

Khi không thể dung nạp lactose nguyên phát, sản xuất lactase cũng giảm mạnh. Khi trưởng thành rất khó tiêu hóa được các sản phẩm từ sữa.

Di truyền chính là nguyên nhân khiến người bệnh không dung nạp lactose nguyên phát được. Những người gốc Tây Ban Nha, Địa Trung Hải, Nam Âu, châu Phi, châu Á rất dễ gặp phải vấn đề này. 

Loại 2: Không dung nạp lactose thứ phát

Khi ruột non bị bệnh hoặc mới trải qua các chấn thương, phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lactase. Lượng lactase giảm xuống gây ra tình trạng không dung nạp được lactose thứ phát.

Các loại bệnh như bệnh celiac, bệnh Crohn,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng không dung nạp lactose thứ phát.

Loại 3: Không dung nạp lactose bẩm sinh hoặc phát triển

Loại dị ứng lactose này rất hiếm gặp. Bệnh xảy ra đối với những trẻ em khi sinh đã không có men lactase. Rối loạn này có tính di truyền theo cơ chế gen lặn.

Cả cha và mẹ đều có gen bệnh sẽ truyền cho con gây nên khiếm khuyết bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ bị sinh non cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến nồng độ lactase không đủ để dung nạp lactose.

Ai có nguy cơ bị dị ứng lactose?

Nguy cơ bị dị ứng lactose của mỗi người là không giống nhau. Có một số yếu tố khiến bạn hoặc con bạn dễ bị dị ứng lactose hơn những người khác.

  • Tuổi tác: Theo các chuyên gia, người trưởng thành thường dễ mắc hơn trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. 
Dị ứng lactose thường phổ biến ở người trưởng thành
Dị ứng lactose thường phổ biến ở người trưởng thành
  • Sinh non: Trong quá trình mang thai, các tế bào sản xuất lactase cho đến cuối kỳ ba tháng. Nếu em bé bị sinh non sẽ làm giảm nồng độ lactase dẫn đến khả năng không dung nạp được lactose. 
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Ấn, gốc Tây Ban Nha, người châu Phi, châu Á dễ bị dị ứng lactose hơn các chủng tộc khác. 
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Những người bị các bệnh về đường ruột như bệnh Crohn, bệnh Celiac, vi khuẩn phát triển quá mức làm tăng nguy cơ không dung nạp lactose.
  • Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư: Bệnh nhân ung thư ở vùng bụng sử dụng trị xạ thường ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa. Xạ trị có thể gây nên biến chứng đường ruột, làm tăng nguy cơ không dung nạp lactose.

Dấu hiệu dị ứng lactose thường gặp

Dấu hiệu dị ứng lactose sẽ xuất hiện sau khi ăn các thực phẩm chứa lactose khoảng 30 phút đến vài giờ.

Bạn có thể nhận biết dị ứng bằng các biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau quanh rốn và nửa bụng dưới
  • Đau dạ dày.
  • Bị chuột rút, co thắt vùng bụng.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Một số trường hợp thấy buồn nôn và nôn mửa nhiều.
  • Tiêu chảy hoặc đi vệ sinh nhiều lần, khối lượng phân lớn.
  • Một số người bị táo bón, cảm giác khó tiêu.
Người không thể dung nạp lactose sẽ cảm thấy đau bụng kéo dài
Người không thể dung nạp lactose sẽ cảm thấy đau bụng kéo dài

Ngoài ra, một số triệu chứng khác: Chóng mặt, nhức đầu, mất tập trung, mệt mỏi, đau cơ, đi tiểu khó khăn, eczema,…

Chẩn đoán, phòng ngừa dị ứng lactose đúng cách

Dị ứng lactose rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác. Bạn nên đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chính xác. 

  • Thử nghiệm dung nạp lactose

Để xác định dị ứng lactose có thể dùng cách đo phản ứng cơ thể đối với các chất chứa hàm lượng lactose cao. Sau khi đưa vào cơ thể lượng lớn lactose khoảng 2 tiếng có thể tiến hành đo nồng độ.

Xét nghiệm máu sẽ cho kết quả lượng glucose trong máu. Nếu lượng glucose không đổi đồng nghĩa với việc cơ thể không tiêu hóa được lượng lactose đã dung nạp trước đó.

  • Kiểm tra hơi thở

Tương tự cách xét nghiệm máu, bác sĩ cũng sẽ cho bạn uống một chất lỏng chứa hàm lượng lactose cao. Sau 2 giờ thì tiến hành đo nồng độ hydro trong hơi thở.

Người không thể dung nạp lactose sẽ có nồng độ hydro lớn hơn bình thường.

  • Kiểm tra độ axit trong phân

Để đảm bảo an toàn và không gây khó chịu cho các bé thì đây là biện pháp chẩn đoán phù hợp. Lượng lactose chưa tiêu hóa sẽ tạo ra rất nhiều loại axit, trong đó nổi bật là axit lactic.

Các loại axit này dễ dàng phát hiện được khi kiểm tra phân. 

Hiện tại, dị ứng lactose không có biện pháp điều trị dứt điểm. Việc tăng sản xuất enzyme lactase trong cơ thể vẫn chưa thể can thiệp được.

Người bệnh chỉ có thể giảm tình trạng khó chịu bằng cách bổ sung thực phẩm có lợi, hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt.

Điều chỉnh dung nạp các thực phẩm chứa lactose

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều lactose có thể giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng, giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải. 

Bổ sung canxi và vitamin D bằng các thực phẩm khác
Bổ sung canxi và vitamin D bằng các thực phẩm khác

Người bệnh chú ý chế độ ăn như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều đường, sữa, bơ,… Các sản phẩm chế biến từ bơ sữa cũng nên hạn chế. Chỉ cung cấp một lượng lactose vừa đủ cho cơ thể.
  • Kết hợp sữa với hoa quả hoặc một số thực phẩm khác. Cách ăn này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa,  giảm các triệu chứng không dung nạp lactose.
  • Chia lượng sữa, bơ,… thành các khẩu phần nhỏ. Chia các khẩu phần càng nhỏ sẽ ít gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Nên sử dụng các sản phẩm kem và sữa chuyên dùng cho người bị dị ứng lactose. Các loại phô mai cứng của Thụy Sĩ hoặc cheddar chứa rất ít đường, sữa.
  • Việc hạn chế các sản phẩm từ bơ, sữa có thể khiến cơ thể thiếu hụt canxi và vitamin D. Hãy bổ sung canxi và vitamin D từ các nguồn thực phẩm khác. 
  • Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi: Súp lơ xanh, bông cải xanh, đậu Pinto, cây đại hoàng, rau chân vịt, nước cam, sữa đậu nành, sữa gạo, cá hồi, bánh mì,…
  • Các loại thực phẩm bổ sung vitamin D: Trứng gà, gan động vật, sữa chua… Bạn nên tắm nắng vào buổi sáng (trước 8 giờ) để cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên.  

Sử dụng thuốc thay thế đúng cách

Người bị dị ứng Lactose có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. 

Các viên men tiêu hóa có chứa enzyme lactase giúp tiêu hóa các sản phẩm sữa. Người bệnh có thể uống thuốc trước bữa ăn hoặc uống cùng với sữa. 

Probiotic trong ruột là những sinh vật giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hiện nay có các dạng Probiotic nuôi cấy hoạt động hoặc có sẵn trong một số loại sữa chua, viên thực phẩm chức năng.

Người không thể hấp thụ lactose có thể sử dụng các sản phẩm có Probiotic để cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ tiêu hóa.

Trong các trường hợp tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, Probiotic cũng có tác dụng rất tốt. Sử dụng Probiotic được coi là biện pháp an toàn, hiệu quả.

Dị ứng lactose có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu ra không điều trị hoặc điều trị không đúng các. Để xác định chính xác mình có bị dị ứng lactose hay không hãy đến các cơ sở y tế để xét nghiệm ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *