Gợi Ý 7 Cách Trị Hắc Lào Bằng Tỏi Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Từ lâu tỏi đã được biết đến là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đối với những bệnh nhân bị hắc lào, tỏi hoạt động tương tự như loại thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp làm giảm ngứa ngáy, ức chế sự phát triển của vi nấm, phục hồi làn da bị tổn thương. Do đó bạn hoàn toàn có thể trị hắc lào bằng tỏi ngay tại nhà với những cách thực hiện vô cùng đơn giản.
Top 7 cách trị hắc lào bằng tỏi dễ thực hiện
Hắc lào (lác đồng tiền) là một căn bệnh nhiễm trùng da phổ biến do các vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra. Khi bị hắc lào, trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất hiện những tổn thương màu hồng đỏ, có hình tròn như đồng tiền, gây ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu. Bệnh vừa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa có tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trị hắc lào, nhiều người lại truyền tay nhau công thức trị hắc lào bằng tỏi tại nhà. Phương pháp chữa bệnh này đã được chứng minh hiệu quả sau một thời gian dài được nhiều người áp dụng.
Sở dĩ các cách trị hắc lào bằng tỏi ngày càng trở nên phổ biến là bởi nó mang lại hiệu quả cao, nguyên liệu dễ kiếm, đồng thời cũng ít gây tác dụng phụ, an toàn, lành tính cho mọi đối tượng.
Theo y học cổ truyền, tỏi có tính sát khuẩn cao, giúp làm giảm ngứa và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm men,… Từ đó, người bệnh có thể cải thiện được các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm khó chịu của bệnh hắc lào.
Còn theo y học hiện đại cho rằng, trong tỏi có chứa các thành phần hoạt chất như allicin, phytonutrients,… hoạt động tương tự như một loại kháng sinh tự nhiên. Những chất này khi tác động lên da có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh hắc lào, tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm và virus, giúp ngăn ngừa sự lây lan ra các vùng da xung quanh.
Việc sử dụng tỏi chữa bệnh hắc lào còn giúp hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm, làm rỉ dịch mủ vàng tại các vùng da đang bị tổn thương. Ngoài ra, các hoạt chất này còn có khả năng phục hồi các tế bào da, thúc đẩy quá trình hình thành da mới, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những cơn ngứa ngáy khó chịu.
Dưới đây hãy cùng tham khảo top 7 cách trị hắc lào bằng tỏi tại nhà mà bạn không nên bỏ qua:
Trị hắc lào bằng tỏi ngâm với mật ong nguyên chất
Đây là một cách trị hắc lào bằng tỏi được rất nhiều người áp dụng. Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều chất kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp nhanh làm lành vết thương. Khi kết hợp với tỏi, mật ong sẽ giúp trung hòa độ cay của tỏi, tránh gây hiện tượng kích ứng da. Công thức này không chỉ có tác dụng điều trị bệnh hắc lào mà còn được dùng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,…
Chuẩn bị: 150g mật ong nguyên chất, 100g tỏi.
Cách thực hiện:
- Bóc sạch vỏ tỏi, có thể để nguyên cả tép tỏi hoặc đập dập.
- Ngâm cùng với mật ong trong hũ thủy tinh có nắp đậy trong 15 ngày.
- Rửa sạch vùng da cần điều trị với nước hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Thoa hỗn tỏi ngâm mật ong lên vùng da tổn thương trong 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.
- Mỗi ngày có thể sử dụng 1 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh hắc lào được cải thiện.
Chữa bệnh hắc lào bằng tỏi với muối
Công thức trị hắc lào bằng tỏi tiếp theo mà người bệnh nên áp dụng đó là kết hợp tỏi với muối. Mẹo này có thể đáp ứng tốt cho những trường hợp bệnh gây ngứa ngáy nhiều, giúp làm dịu vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, muối còn có công dụng giúp sát trùng, ức chế hoạt động của nấm men một cách hiệu quả. Mẹo chữa này còn có thể ngăn ngừa cơn ngứa kích hoạt đột ngột, giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn, tránh ảnh hưởng xấu từ bệnh hắc lào.
Chuẩn bị: 5-7 tép tỏi, 2 thìa cà phê muối.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi bóc vỏ rồi đem đập dập.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho tỏi vào ngâm 10 phút và đổ ra thau sạch.
- Thêm muối vào khuấy đều cho đến khi nước nguội bớt.
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Có thể thực hiện trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào cảm thấy ngứa ngáy.
- Nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài cho đến khi khỏi bệnh.
Đắp tỏi trực tiếp lên vùng da bị hắc lào
Với khả năng kháng sinh mạnh mẽ, sử dụng tỏi đắp trực tiếp lên vết thương cũng được xem là cách trị hắc lào rất đáng để bạn dùng áp dụng. Cách chữa này khá đơn giản và thích hợp dùng cho người bị hắc lào ở thể nhẹ, chưa phát sinh các triệu chứng cơ năng như ngứa ngáy, rát da.
Chuẩn bị: 2 tép tỏi.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng.
- Rửa vết thương bằng nước ấm cho thật sạch.
- Đắp trực tiếp từng lát tỏi lên vùng da cần điều trị.
- Để lưu trên da trong khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
- Mỗi ngày bạn có thể thực hiện khoảng 1 lần, dùng liên tục cho đến khi các vết thương do hắc lào biến mất hoàn toàn.
- Không nên đắp tỏi quá lâu hoặc để qua đêm bởi nó có thể gây bỏng rát, phồng rộp.
Sử dụng nước ép tỏi chữa bệnh hắc lào
Trị hắc lào bằng tỏi, nhất là nước ép tỏi được xem là cách điều trị khá hữu hiệu mà người bệnh nên thực hiện. Nước ép tỏi sẽ giúp làm giảm cơn ngứa ngáy, chống nấm và sát trùng mạnh mẽ. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hắc lào. Đồng thời làm giảm nguy cơ bội nhiễm và ngăn ngừa hình thành các thương tổn thứ phát trên da.
Chuẩn bị: 5-8 tép tỏi.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi và rửa sạch.
- Đem giã nhuyễn, sau đó bọc vào miếng vải mỏng sạch và vắt lấy nước cốt.
- Rửa sạch vết thương trên da và lau khô.
- Dùng nước ép tỏi thoa đều lên vùng da bị hắc lào.
- Nên bôi từ 3-5 lần/ngày là được.
- Mỗi lần nên thoa 2 lớp, sau khi lớp đầu tiên khô lại, bạn tiếp tục thoa thêm lớp thứ 2.
- Áp dụng phương pháp này 3-4 lần/tuần hiệu quả trị bệnh sẽ được thấy rõ.
Dùng các món ăn làm từ tỏi
Bên cạnh những cách trị hắc lào tại nhà bằng tỏi trên, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình những món ăn làm từ tỏi. Theo y học cổ truyền, tỏi là nguyên liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giải độc, hành khí, tiêu ích. Khéo léo kết hợp tỏi vào các món ăn thường ngày sẽ giúp đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động của các gốc tự do. Từ đó thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương trên da một cách nhanh chóng.
Một số món ăn làm từ tỏi người bệnh có thể sử dụng như: Tỏi nướng, bánh mì nướng bơ tỏi, rau bí xào tỏi,… Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bổ sung tỏi với một liều lượng nhất định và ăn cách ngày. Việc sử dụng quá nhiều tỏi cùng lúc có thể gây ợ nóng, đau dạ dày hoặc chảy máu kéo dài.
Cách chữa hắc lào bằng tỏi ngâm rượu
Trị hắc lào bằng tỏi ngâm rượu cũng là một mẹo chữa bệnh được rất nhiều người áp dụng. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, việc ngâm tỏi với rượu sẽ có tác dụng giúp tối ưu các thành phần có trong tỏi. Từ đó mang đến hiệu quả trong việc làm giảm ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình làm xẹp mụn nước xuất hiện trên vùng da tổn thương. Chính vì thế, phương pháp chữa hắc lào bằng rượu tỏi thường được áp dụng khi triệu chứng của bệnh ở trong giai đoạn mới bùng phát.
Chuẩn bị: 5 – 7 củ tỏi, 500ml rượu trắng, bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi bóc sạch vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào bình thủy tinh.
- Đem ngâm cùng với rượu trắng lên trong khoảng 10 ngày.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị rồi dùng bông gòn chấm vào rượu tỏi và thoa lên da.
- Lưu lại hỗn hợp trên da và không cần rửa lại.
- Mỗi ngày có thể áp dụng 1-2 lần, thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Người bệnh cần thoa thử lên vùng da khỏe mạnh để dự phòng kích ứng da.
Trị hắc lào bằng tỏi ngâm lá trầu không
Nếu người bệnh bị hắc lào ở vùng kín, háng, mông, thì việc dùng tỏi kết hợp với lá trầu không sẽ là một phương pháp hoàn hảo dành cho bạn. Bởi cả tỏi và trầu không đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh, giúp ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn và nấm men. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ mang đến cho bạn bài thuốc trị hắc lào bằng tỏi cực kỳ hiệu quả. Ngoài bệnh hắc lào, người ta còn dùng lá trầu không trị bệnh chàm da, vẩy nến và nhiều căn bệnh da liễu khác.
Chuẩn bị: 20 lá trầu không, 3 củ tỏi.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối loãng 10 phút.
- Củ tỏi bóc sạch vỏ và đập dập.
- Cho hai nguyên liệu trên đun sôi với 2 lít nước rồi tắt bếp.
- Sau đó bạn đổ ra chậu, pha thêm với nước lạnh để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Mỗi lần ngâm 20 phút là được.
- Phương pháp này nên áp dụng 3-4 lần/tuần để bệnh nhanh khỏi.
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa hắc lào bằng tỏi
Trong quá trình trị hắc lào bằng tỏi, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tỏi là nguyên liệu tự nhiên nên dược tính thường chậm hơn các loại thuốc Tây y đặc hiệu khác. Vì vậy cách trị hắc lào bằng tỏi này chỉ áp dụng cho những trường hợp bị bệnh ở thể nhẹ, mới chớm bệnh, các vết thương ở phạm vi nhỏ, chưa lan rộng.
- Việc sử dụng tỏi sai cách có thể gây tổn thương da nghiêm trọng, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Do đó người bệnh nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của những người có chuyên môn.
- Trong thời gian sử dụng tỏi để trị bệnh hắc lào, người bệnh nếu gặp phải trường hợp bị kích ứng, bỏng rát, sưng đỏ da,… cần ngưng sử dụng và tìm kiếm những phương pháp phù hợp hơn.
- Không sử dụng tỏi để bôi lên những vùng da bị mưng mủ hoặc có vết thương hở, phạm vi vết thương lớn.
- Cần kiên trì áp dụng phương pháp điều trị này trong thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học, điều độ. Nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung rau củ quả để cải thiện sức đề kháng và giúp làn da luôn ẩm mượt, mịn màng.
Trên đây là một số thông tin về top 7 cách trị hắc lào bằng tỏi đơn giản tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua. Để hạn chế những rủi ro khi áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết an toàn và phù hợp nhất cho sức khỏe của mình.
Xem thêm: Hắc Lào Nên Kiêng Gì Để Bệnh Không Tiến Triển Nặng Hơn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!