Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Nhận định của Bác sĩ
Suy thận là một trong những bệnh lý phổ biến top đầu nhiều người mắc phải, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Bệnh suy thận nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Vì vậy, người bệnh cần trang bị thông tin về dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh lý này để có phương án khắc phục sớm.
Suy thận là gì?
Thận là cơ quan đảm nhận một số chức năng quan trọng để duy trì sự sống cho cơ thể. Thận lọc máu, đào thải các chất cặn bã, dư thừa ra ngoài cơ thể, duy trì và cân bằng muối, chất điện giải trong máu giúp điều chỉnh huyết áp. Suy thận (hay còn gọi tổn thương thận) là tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến nước và các chất thải có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra tình trạng suy nhược, khó thở , mệt mỏi.
Dựa vào cấp độ và thời gian mắc bệnh, suy thận được chia thành hai nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn, thuật ngữ chuyên môn còn gọi là tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn. Trong đó:
- Suy thận cấp tính: Là tình trạng suy thận xảy ra trong thời gian ngắn và có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm. Một số chuyển sang tình trạng suy thận mạn tính.
- Suy thận mạn: Là quá trình suy thận phát triển, không phục hồi được chức năng thận. Tình trạng này không thể chữa khỏi mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp làm chậm diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Khi rơi vào giai đoạn cuối, bệnh cần lọc máu định kỳ hoặc thậm chí là ghép thận.
Triệu chứng suy thận
Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân mắc phải bệnh suy thận là:
- Cơ thể suy nhược, xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, ói, mửa.
- Chân tay bị phù, ngứa ngáy toàn thân và đau đầu do cao huyết áp.
- Niêm mạc mắt nhợt nhạt, môi thâm, chảy máu chân răng, răng xỉn màu.
- Đau ngực, khó thở nếu chất lỏng tích tụ trong phổi hoặc tràn dịch màng tim.
- Hiện tượng tiểu ra máu hoặc nước tiểu có chất đạm.
- Lượng nước tiểu giảm và ngày càng đi tiểu ít đi.
Nguyên nhân
Tình trạng suy thận thường do thiếu lượng máu dẫn đến thận, tắc nghẽn nước tiểu gây ra sỏi thận và một số bệnh lý ngay tại thận. Cụ thể, nguyên nhân gây ra bệnh lý suy thận bao gồm:
- Viêm cầu thận thấp, biến chứng của bệnh tiểu đường và cao huyết áp gây phá hủy cầu thận.
- Mất máu do chấn thương hoặc tình trạng nhiễm trùng máu gây tổn thương thận
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc chất độc từ mật cá, măng, mật rắn…
- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Suy thận có nguy hiểm không?
Suy thận nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Người bị suy thận có thể bị tràn dịch màng tim, tăng huyết áp và gia tăng lượng kali trong máu dẫn đến rối loạn nhịp tim. Khi suy thận đến giai đoạn mãn tính, tất cả các phần trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng và tổn thương. Một số biến chứng thường gặp của suy thận là:
- Tăng huyết áp khó kiểm soát
- Giữ nước gây ra phù chân tay
- Các bệnh lý tim mạch
- Bất lực hoặc giảm ham muốn tình dục
- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương
- Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm trùng hơn
Điều trị suy thận
Chính vì suy thận vô cùng nguy hiểm như vậy nên khi phát hiện các dấu hiệu khả nghi, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Mẹo dân gian
Áp dụng các mẹo dân gian chữa suy thận được khá nhiều người bệnh ưa chuộng bởi sự an toàn, lành tính và dễ kiếm. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ phù hợp với những bệnh nhân đã có dấu hiệu ổn định vì chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Một số bài thuốc dân gian chữa suy thận được áp dụng phổ biến là:
Đậu đen: Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, lợi thủy… nên được sử dụng điều trị bệnh suy thận vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, trong đậu đen chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật như methionine, phenylalanine, tryptophan… có tác dụng thanh lọc và điều hòa cơ thể, giảm áp lực cho thận.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 40g đậu đen và cá nhét. Làm sạch cá nhét, sau đó nướng sơ qua rồi mang nấu chung với đậu đen. Nấu đến khi đậu đen mềm thì cho thêm tỏi, gừng với một ít muối vào. Ăn món này khi còn ấm nóng.
Râu ngô: Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc, bình can cho cơ thể nên được sử dụng để điều trị các bệnh về thận hư hiệu quả.
Cách thực hiện 1: Đem rửa sạch 100g râu ngô rồi đem nấu với khoảng 1 – 2 lít nước. Sử dụng nước này uống hàng ngày giúp thanh lọc và giải độc cơ thể hiệu quả.
Cách thực hiện 2: Chuẩn bị râu ngô 100g, sài đất 40g, ý dĩ 50g, rau má 50g và mã đề 50g. Đem các nguyên liệu này sắc uống mỗi ngày 1 thang. Kiên trì thực hiện trong một thời gian dài để mang lại hiệu quả rõ rệt.
Điều trị suy thận theo Tây y
Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát các triệu chứng suy thận nhanh chóng chấm dứt cơn đau trong thời gian ngắn và tức thời. Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định để chữa thận suy là:
- Thuốc điều trị huyết áp cao: Thuốc chuyển đổi angiotensin – enzyme (ACE) và nhóm ức chế thụ thể angiotensin II giúp hạ đường huyết hiệu quả.
- Thuốc giảm cholesterol: Erythropoietin (EPO), Statin… hỗ trợ giảm các cholesterol xấu, giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch ở người bị suy thận.
- Thuốc bổ máu: Vitamin B12, Axit Folic, Sắt… giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu ở người suy thận.
- Thuốc lợi tiểu: Chlorothiazide, Hydrochlothiazide… có tác dụng loại bỏ và cân bằng dịch trong cơ thể, giảm tình trạng sưng phù ở người bệnh.
- Thuốc bảo vệ xương: Vitamin D, Photpho, Canxi… giúp xương chắc khỏe và giảm lượng phosphat trong máu.
Chữa suy thận bằng Đông y
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc Đông y điều trị suy thận. Các bài thuốc này được bào chế từ thành phần thiên nhiên nên vô cùng an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Tham khảo các bài thuốc Đông y trị thận hư dưới đây:
Bài thuốc 1: Nhục quế, nhân sâm và nhung hươu mỗi thứ 6g, dương khởi thạch, thục địa, kỷ tử, ba kích và sơn thù nhục mỗi thứ 10g, hoàng kỳ 30g, dâm dương hoắc 15g và cam thảo sao vàng 3g. Đem nhung hươu và nhân sâm sấy khô, sau đó tán thành bột, mỗi ngày chia thành 2 lần uống. Các dược liệu còn lại thì đem sắc và cũng chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Bạch truật, nhân sâm, bạch thược, nhục quế, ngũ gia bì và bạch linh mỗi thứ 30g, cam thảo sao 15g và bào khương 6g. Đem tất cả các nguyên liệu này sấy khô và tán bột. Sử dụng 6g mỗi ngày uống với nước đại táo và gừng tươi, chia uống 2 lần.
Bài thuốc: Quy bản và thục địa mỗi thứ 300g, dâm dương hoắc 100g, tử hà xa 250g, nhân sâm và nhung hươu mỗi thứ 50g, hà thủ ô chế và đỗ trọng mỗi thứ 200g. Tán tất cả dược liệu này thành bột sau khi đã sấy khô. Sử dụng mỗi lần 5g với nước ấm, ngày uống 2 lần.
Giải đáp một số thắc mắc về tình trạng suy thận
Bệnh nhân bị suy thận thường đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn bệnh nhân suy thận nên lọc máu khi nào? Giải pháp điều trị suy thận hiệu quả nhất hiện nay là gì? Và cần lưu ý những gì khi bị suy thận. Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp một số câu hỏi của bệnh nhân suy thận dưới đây nhé:
Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
Người bệnh bị suy thận mãn tính ở giai đoạn cuối phải tiến hành lọc máu để làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Khi bệnh suy thận phát triển đến giai đoạn cuối, chức năng lọc máu của thận bị suy yếu, theo thời gian sẽ khiến bệnh nhân mất hẳn chức năng này và cần đến phương pháp lọc máu.
Suy thận nên ăn gì?
Đây là câu hỏi mà bác sĩ chuyên khoa nhận được rất nhiều từ bệnh nhân bị suy thận. Hẳn rằng chúng ta đã biết chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị bệnh, vì vậy việc bổ sung các thực phẩm tốt cho thận và chức năng thận là vô cùng cần thiết. Sau đây là các thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy thận được các chuyên gia khuyên dùng:
- Tinh bột: Khoai lang, khoai sọ, miến dong, gạo xay trắng, phở…
- Chất đạm: Trứng, sữa, cá, thịt…
- Chất béo: Mỡ cá, thịt, các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành…
- Chất xơ, vitamin: các loại rau quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng như ớt chuông, rau cải xanh…
Suy thận không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho thận, người bệnh cũng cần kiêng cữ và giới hạn một số thực phẩm nhiều muối, dầu mỡ và chất đạm để giảm thiểu lượng chất thải trong cơ thể tạo ra, từ đó giảm bớt áp lực cho thận. Người suy thận cần kiêng ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa quá nhiều muối
- Hạn chế ăn thịt gà, thịt heo, thịt ngỗng và nội tạng động vật
- Tránh ăn một số loại hải sản như sò, cua, cá trích…
- Giảm các loại trái cây chứa nhiều kali như chanh, bưởi, chuối, quýt, dứa, nho…
- Rau củ quả cần hạn chế là hạt dẻ, hạt điều, lạc, đậu đỗ, rau bina…
Lưu ý khi bị suy thận
Để điều trị bệnh suy thận hiệu quả, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định. Bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học, điều độ. Những điều người bệnh cần lưu ý khi bị suy thận là:
Không làm việc quá sức khiến cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, stress
Hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh suy thận
Thường xuyên luyện tập các bài thể dục, thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cho cơ thể
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích và ddo
Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, vì vậy người bệnh không nên chủ quan. Khi xuất hiện các dấu hiệu đáng ngờ, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tất cả các thông tin liên quan đến bệnh suy thận.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!