Thoái Hóa Cột Sống Ở Người Trẻ Tuổi Và Các Cảnh Báo Về Sức Khỏe
Theo các số liệu gần đây, tỷ lệ bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tuy là bệnh lý thường gặp ở người trung niên hay cao niên nhưng số trường hợp thoái hóa cột sống ở tuổi 35 – 40 ngày một nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe.
Thoái hóa cột sống ở người trẻ là gì? Có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở tuổi già. Tuy nhiên, hiện nay bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ xuất hiện khá nhiều. Bên cạnh yếu tố về tuổi tác thì những tư thế sai trong quá trình làm việc, thói quen sinh hoạt hay gặp phải sự cố tác động mạnh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi.
Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa cột sống ở Việt Nam chiếm khoảng 35% dân số. Trong số đó, 70% người mắc bệnh từ 50 – 70 tuổi, còn lại 30% ở độ tuổi khá trẻ từ 25 – 45 tuổi.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ và đốt sống lưng đang có xu hướng tăng dần. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư thế và ý thức giữ gìn sức khỏe ở tuổi trẻ.
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý về chức năng cột sống, hình thành những gai xương gây chèn ép tủy và rễ thần kinh cột sống. Bệnh thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống lưng với những triệu chứng đau mỏi thắt lưng, mỏi cổ, đau hơn khi bạn vận động nhiều và làm việc lâu.
Bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ KHÁ NGUY HIỂM, nếu không xác định rõ nguyên nhân và điều trị sớm, tình trạng bệnh dẫn đến nặng nề hơn, cụ thể:
- Những cơn đau kéo dài không dứt khiến người bệnh mệt mỏi.
- Tay chân run yếu, tê bì do dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng, triệu chứng nặng có thể teo cơ.
- Dây thần kinh bị chèn ép, có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Cột sống bị biến dạng, hình dáng cơ thể cong vẹo.
Nguyên nhân người trẻ tuổi bị thoái hóa cột sống
Đối với người già, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống là do tuổi tác và quá trình lão hóa của cơ thể. Còn đau cột sống ở người trẻ tuổi là do nhiều yếu tố tác động như đặc điểm nghề nghiệp, ít vận động, tai nạn, chấn thương hay thói quen sinh hoạt không tốt.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về những nguyên nhân này để tránh gặp phải nhé!
- Yếu tố nghề nghiệp tác động
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ là đặc trưng nghề nghiệp. Đặc biệt là những nhóm người làm văn phòng luôn được xếp vào nguy cơ cao nhất.
Vì đặc điểm của những người này phải thường xuyên ngồi một chỗ, ít di chuyển, vận động. Bên cạnh đó, làm việc với máy tính, nếu không ngồi đúng tư thế sẽ khiến đốt sống cổ và lưng chịu nhiều áp lực dẫn đến thoái hóa sớm.
- Không chú ý việc chăm sóc sức khỏe
Với những người còn trẻ, còn sức khỏe khiến họ lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc bản thân. Từ đó, người trẻ có lối sống sinh hoạt, ngủ nghỉ không có kỷ luật khiến bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
- Chế độ ăn uống chưa khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, với những người trẻ tuổi, do công việc bận rộn, do thói quen sinh hoạt khiến họ không chú ý đến việc ăn uống khoa học, thiếu chất gây nên các loại bệnh.
Có những trường hợp sợ thừa cân, ăn kiêng khem quá mức, thiếu protein từ động thực vật khiến quá trình trao đổi chất diễn ra kém, cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng. Những chất cần thiết như canxi, photpho bổ sung nuôi hệ xương khớp bị thiếu, dễ thoái hóa.
Còn đối với một số người khác lại có thói quen ăn vô tội vạ, nạp nhiều thực phẩm ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường trắng dẫn đến thừa cân, béo phì. Khi đó, cân nặng cơ thể lớn, mỡ nhiều tạo áp lực lên xương sống lâu ngày cũng là một nguyên nhân làm thoái hóa cột sống lưng ở người trẻ tuổi.
- Ít vận động thể dục, thể thao
Do yếu tố nghề nghiệp hay gia đình, con cái khiến cuộc sống của những người trẻ bận rộn. Họ quên đi hoặc không sắp xếp được thời gian dành cho thể dục, thể thao.
Bên cạnh đó, thời buổi công nghệ phát triển, tích hợp nhiều tiện ích khiến mọi người ngại di chuyển, vận động. Tất cả những yếu tố này khiến những khớp xương bị thiếu đi sự dẻo dai, khô cứng và khó linh hoạt, lâu ngày dẫn đến thoái hóa cột sống.
Triệu chứng đau cột sống ở người trẻ
Đau cột sống ở người trẻ thường xuất hiện thưa thớt sau đó dày đặc khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng. Các triệu chứng rất dễ nhận biết, xuất hiện rõ rệt hơn khi ngồi lâu hay làm việc ở một tư thế.
- Đau mỏi vai gáy và đốt sống cổ: Khi bạn ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế khiến cho vai gáy và cổ xuất hiện những triệu chứng mỏi, sau đó đau nhức và ngày càng nặng hơn nếu bạn không thay đổi thói quen làm việc.
- Đau nhói đốt sống lưng: Tương tự như đốt sống cổ, khi giữ nguyên ở một tư thế lâu quá khiến cho những đốt xương mỏi, độ đàn hồi kém. Tình trạng này diễn ra lâu ngày dẫn đến những cột sống bị thoái hóa, không linh hoạt.
- Tê bì hông, lưng: Khi đốt sống lưng, cổ hoạt động không linh hoạt, dẫn đến những phần mềm bên cạnh bị ảnh hưởng, từ đó cảm giác tê bì hông lưng, vai gáy ngày càng xuất hiện nhiều hơn, khiến bạn khó chịu.
- Khó khăn trong việc di chuyển và không thể đứng thẳng được: Đây cũng là một biểu hiện rất rõ rệt ở bệnh thoái hóa cột sống. Khi các đốt sống không còn khỏe mạnh, chức năng đỡ cơ thể kém đi, khiến bạn hoạt động đứng lên, ngồi xuống hay đi lại đều bị ảnh hưởng.
Các cách điều trị thoái hóa cột sống ở người trẻ
Có rất nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống ở người trẻ, tùy theo triệu chứng và mức độ chúng ta sẽ có những biện pháp riêng để giảm thiểu cơn đau, giúp cho người bệnh thoải mái hơn trong sinh hoạt và cuộc sống. Cùng tham khảo những cách điều trị thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi dưới đây:
Mẹo chữa tại nhà
Đối với những người bị thoái hóa cột sống nhẹ, hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo chữa tại nhà để giảm bớt cơn đau. Một số mẹo chữa hiệu quả như:
- Uống nước ấm để ngâm mình trong khoảng 15 phút mỗi ngày, độ ấm của nước giúp giảm đau cột sống hiệu quả.
- Thường xuyên tập thể dục, vận động để cơ thể linh hoạt hơn, bôi trơn các khớp xương cho thêm dẻo dai, hạn chế tình trạng đau nhức.
- Thay đổi tư thế ngồi làm việc 10 phút 1 lần để xương cột sống không bị mỏi.
- Massage nhẹ nhàng vào những vùng bị đau mỏi giúp giãn cơ, dễ chịu hơn.
Ưu điểm: Tiện lợi, nhẹ nhàng, an toàn và có thể thực hiện thường xuyên.
Nhược điểm: Chỉ cắt cơn đau tạm thời, áp dụng được với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Thuốc tây y chữa thoái hóa cột sống
Bên cạnh việc chữa thoái hóa cột sống bằng mẹo dân gian thì người bệnh còn có thể lựa chọn phương pháp giảm bớt cơn đau nhờ thuốc tây y.
Sử dụng thuốc giảm đau hoặc giãn cơ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thực hiện phương pháp chiếu tia laser vào những vị trí đốt sống bị thoái hóa.
Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin K, Canxi, Vitamin D3 kết hợp cùng các dưỡng chất như Omega 3, Magie… nuôi dưỡng xương dẻo dai, chắc khỏe.
Ưu điểm: Giảm nhanh triệu chứng bệnh
Nhược điểm: Hiệu quả không được lâu dài, có thể gặp phải tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tích nước trong cơ thể, hại thận nếu sử dụng thuốc thường xuyên.
Thuốc đông y
Mặc dù khoa học hiện đại ngày càng phát triển với nhiều loại thuốc tây nhỏ gọn, tiện lợi, nhưng vẫn không thể phủ nhận giá trị của những bài thuốc đông y.
Theo y học cổ truyền, thì bệnh thoái hóa cột sống sinh ra do khí huyết kém lưu thông dẫn đến cơn đau khó chịu cho người bệnh. Vì thế, các bài thuốc đông y từ cây thuốc quý có thể giúp thư cân hoạt lạc, lưu thông khí huyết, từ đó giúp người bệnh bớt triệu chứng.
- Xoa bóp và bấm huyệt để điều trị thoái hóa cột sống ở người trẻ
Với những người bệnh bị thoái hóa cột sống, cách chữa trong Đông Y bằng cách xoa bóp và bấm huyệt, sử dụng lực từ đôi tay để tác động vào các huyệt vị, sau đó kích thích lưu thông máu giúp phục hồi thể chất cơ bản.
- Châm cứu chữa thoái hóa cột sống
Đây là liệu pháp quen thuộc dùng để chữa thoái hóa cột sống trong đông y. Thực hiện kim châm vào các huyệt xung quanh cột sống, các vị trí cột sống bị ảnh hưởng để kích thích hệ cơ giãn nở. Hiệu quả cũng tác động vào các huyệt liên quan để giảm các áp lực chèn ép lên hệ rễ thần kinh, từ đó giúp người bệnh giảm ngay triệu chứng đau.
Ưu điểm: Tốt cho sức khỏe, lưu thông khí huyết, dùng để điều trị triệu chứng lâu dài.
Nhược điểm: Quá trình điều trị cần kiên trì, tùy cơ địa mà sự cải thiện khác nhau nên không phải ai cũng sử dụng phương pháp này được.
Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống tái phát
Khi điều trị khỏi, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống… Cụ thể như sau:
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu, tránh những tư thế xấu như gù lưng, rướn cổ.
- Tránh mang vác những đồ vật quá nặng gây sức ép lên vùng cột sống lưng.
- Thận trọng để tránh gặp phải những chấn thương từ việc va chạm, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
- Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế những món đồ có ga, chất kích thích, dầu mỡ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện bản thân với những môn thể thao
phù hợp, tăng cường độ linh hoạt của xương khớp. - Chú ý đến cân nặng cơ thể, tránh bị thừa cân, béo phì.
Thoái hóa cột sống ở người trẻ ngày càng nhiều và trở thành một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu bất thường, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị dứt điểm. Cùng với đó, bạn nên thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!