Thoái Hóa Cột Sống: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Thoái hóa cột sống là chứng bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Tình trạng này thường tiến triển chậm và có hậu quả nặng nề. Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh giúp bạn dễ dàng nhận biết và tìm cách khắc phục nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất, bạn đọc không nên bỏ qua.
Bệnh thoái hóa cột sống là gì? Có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống tiếng anh gọi là Degenerative Spine – thuật ngữ mô tả chứng viêm xương khớp cột sống. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi từ 60 trở lên.
Đây là tình trạng viêm tại đốt sống, có sự biến đổi hình thái của thân đốt, đĩa đệm và mỏm gai sau. Tình trạng thoái hóa xảy ra phổ biến ở thắt lưng và vùng cổ. Bởi lẽ, hai vị trí này tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng.
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh mãn tính, xảy ra phổ biến tại đĩa đệm, sụn khớp và các tổ chức liên quan. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào. Tuy nhiên bệnh nhân dễ gặp nhất ở đốt C5 – C6 – C7.
Thoái hóa cột sống lưng là hiện tượng thoái hóa đĩa đệm cột sống cùng sụn khớp, với sự biến đổi hình thái ở thân đốt sống lưng. Đốt L4 – L5 – L5 – S1 là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? – Thoái hóa không hình thành từ sự viêm nhiễm, nguyên nhân chủ yếu đến từ quá trình lão hóa của cơ thể.
Nếu không có biện pháp điều trị cụ thể, người bệnh sẽ bị đe dọa đến khả năng vận động. Ngoài ra, tại mỗi cơ quan, bệnh có thể để lại di chứng khác nhau:
- Thoái hóa cột sống cổ: Liệt một hoặc cả 2 tay, rối loạn cảm giác, rối loạn nhịp tim. Nếu dây thần kinh chi phối hoạt động của tim, bệnh nhân sẽ bị đau tim đột ngột. Thêm vào đó là tình trạng rối loạn tiền đình, rối loạn dây thần kinh thực vật.
- Thoái hóa cột sống lưng: Cột sống bị biến dạng dẫn đến vẹo, gù. Các chi yếu dần, tê liệt và mất khả năng di chuyển.
Thực tế, thoái hóa là quá trình tự nhiên và diễn ra phổ biến nhất ở người cao tuổi. Do đó để ngăn cản các biến chứng xấu, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống
Khi chúng ta bước qua tuổi 30, các bộ phận trên cơ thể sẽ bị lão hóa, bao gồm cả cột sống. Trong đó, cột sống cổ và cột sống lưng sẽ bị thoái hóa sớm hơn những khu vực khác. Hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này gồm:
Nguyên nhân nguyên phát
Tuổi tác càng cao, cấu trúc cột sống càng bị tổn hại nghiêm trọng. Chẳng hạn như rách, vỡ bao xơ đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, đĩa đệm mất nước, hao mòn mô sụn,…
Tuy nhiên quá trình lão hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cách sinh hoạt và lối sống của từng người. Có những trường hợp bị thoái hóa khi bước vào tuổi 30 – 35, trong khi có người đến tuổi ngũ tuần, lục tuần nhưng xương vẫn chắc khỏe.
Nguyên nhân thứ phát
- Chấn thương do tai nạn nhưng quá trình điều trị thiếu triệt để
- Béo phì, thừa cân làm gia tăng áp lực lên cột sống khiến chúng thoái hóa nhanh hơn
- Công việc nặng, thường xuyên phải bốc vác gây tổn thương đến cột sống
- Ngồi làm việc hoặc thói quen nằm ngủ sai tư thế khiến cơ thể cong về phía trước và cột sống mất đường cong sinh lý.
- Lối sống, sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích và ít bổ sung dưỡng chất như magie, canxi,..
Triệu chứng nhận biết thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống xảy ra nhiều ở vùng cổ hoặc thắt lưng. Tại mỗi vị trí, cơ thể sẽ phát sinh các triệu chứng đặc trưng. Cụ thể như:
Thoái hóa cột sống lưng
- Thắt lưng đau âm ỉ và kéo dài trong nhiều tuần.
- Khi người bệnh ngồi lâu hoặc thực hiện tư thế cong, xoay người, cơn đau sẽ gia tăng.
- Tình trạng đau nhức có thể lan xuống chi dưới (chân) và gây yếu, tê liệt, khó khăn khi di chuyển.
Thoái hóa cột sống cổ
- Cứng và đau cổ, người bệnh gặp khó khăn khi vận động vùng cổ.
- Cơn đau xuất hiện với mức độ nặng, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài giờ.
- Nếu hiện tượng đau nhức lan xuống cánh tay hoặc bả vai, bạn có thể bị liệt, mất cảm giác ở đôi bàn tay.
- Khi bị thoái hóa ở đốt sống cổ C1 – C2, bệnh nhân sẽ bị đau đầu, nấc ngáp, chóng mặt.
Mặc dù bệnh có những dấu hiệu đặc trưng nhưng người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện. Dựa trên kinh nghiệm cùng xét nghiệm khoa học, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống
Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi thăm tình hình sức khỏe của người bệnh để nắm sơ qua tình hình. Sau đó, họ tiếp tục tiến hành các biện pháp chẩn đoán dưới đây:
Khám lâm sàng
Người bệnh cảm thấy cứng phần lưng hoặc đốt ống cổ vào buổi sáng. Cơn đau diễn ra ẩm ỉ và gia tăng khi vận động mạnh.
Nếu thoái hóa ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Bên cạnh đó, cơ thể còn thấy xuất hiện tiếng lục khục khi cúi lưng, vươn người, xoay cổ,…
Tình trạng thoái hóa cột sống không gây tê bì cho đến khi rễ thần kinh bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm. Dấu hiệu này chứng tỏ bệnh đã nặng và có thể dẫn đến biến dạng cột sống.
Tuy nhiên, người bị thoái hóa sẽ không gặp phải tình trạng thiếu máu, sụt cân, sốt toàn thân.
Kiểm tra cận lâm sàng
Với phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành các bước kiểm tra sau:
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, sinh hóa
- Chụp X – quang: đây là cách thể hiện rõ nhất hình ảnh thoái hóa đốt sống, cụ thể là những thành tố hẹp lỗ liên hợp, đĩa đệm, gai xương,…
- Chụp MRI: nếu bệnh nhân có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ thực hiện bước kiểm tra này
Cách điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả
Quy tắc chữa thoái hóa cột sống là hạn chế di chuyển và đẩy lùi triệu chứng bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Mỗi phương pháp đều được bác sĩ cân nhắc cẩn thận rồi mới tiến hành áp dụng.
Chữa thoái hóa cột sống bằng Tây y
Theo thói quen của người bệnh, hễ đau là sẽ tìm đến tân dược. Mục đích của thuốc tây là làm giảm cơn đau tạm thời, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống gồm:
- Thuốc chống viêm không Steroid: Tác dụng loại bỏ đau nhức để bệnh nhân vận động dễ dàng. Bạn có thể dùng thuốc Meloxicam, Indomethacin,..
- Thuốc Paracetamol: Giúp đẩy lùi cơn đau chỉ sau 2 – 4 tiếng sử dụng. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng
- Thuốc corticoid hoặc vitamin nhóm B liều cao: Có khả năng đẩy lùi triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Mặc dù thuốc tây có thể đẩy lùi triệu chứng nhưng không thể khôi phục cấu trúc cột sống thoái hóa. Sau một thời gian ngưng sử dụng, cơn đau sẽ quay trở lại với tình trạng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc lạm dụng tân dược còn gây thương tổn đến nội tạng và chảy máu dạ dày.
Nếu điều trị nội khoa không tiến triển, bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa. Bao gồm hai cách:
- Kéo giãn cột sống: Chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng. Mục tiêu là giảm áp lực ở đĩa đệm và di chuyển bộ phận về đúng vị trí.
- Phẫu thuật: Biện pháp này mang tới tác dụng nhanh và có thể rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể làm tổn thương hoặc viêm chít rễ thần kinh, chảy máu trong nhưng bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
Mẹo chữa thoái hóa cột sống tại nhà
Nhiều trường hợp nhờ phát hiện bệnh sớm nên không cần sự can thiệp của tây y. Thay vào đó, họ đã ngăn chặn được tình trạng thoái hóa nhờ các mẹo được lưu truyền trong dân gian.
Một số cách chữa bằng mẹo người bệnh có thể áp dụng là:
- Bài thuốc thoái hóa cột sống bằng ngải cứu
Tác dụng: ngải cứu là loại cây được người dân trồng nhiều trong vườn. Thảo dược có khả năng ôn khí huyết, giảm đau, kháng viêm và làm giảm đau nhức do thoái hóa gây ra.
Cách thực hiện: Người bệnh có thể hơ ngải cứu và đắp lên khu vực bị đau tương tự như với cây xương rồng. Ngoài ra bạn nên chế biến ngải cứu thành các món ăn hàng ngày để hỗ trợ trị bệnh.
- Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Tác dụng: chứa nhiều hoạt chất tốt giúp hoạt huyết, giải độc, hóa ứ trệ và rất phù hợp để chữa bệnh
Cách thực hiện: Việc đầu tiên là bạn bỏ hết phần gai của xương rồng. Sau đó bạn hơ nóng nguyên liệu và đắp trực tiếp lên khu vực bị đau. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, kiên trì trong khoảng 1 tuần.
- Sử dụng lá lốt chữa bệnh
Tác dụng: giảm đau, trị phong thấp, kháng viêm, chống khuẩn, phòng ngừa thoái hóa
Cách thực hiện: Rửa thật sạch lá lốt rồi vắt lấy nước cốt. Hòa đều mật ong với nước lá lốt, đun nóng và tắt bếp. Mỗi ngày uống 2 lần, khoảng 2 – 3 thìa/ lần. Riêng phần bã, bạn có thể đắp lên khu vực bị đau.
Bài tập yoga trị thoái hóa cột sống
Không chỉ là môn thể thao yêu thích của nhiều người, yoga còn có giúp hồi phục sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên tập yoga ở mức độ vừa phải để hỗ trợ tốt quá trình chữa thoái hóa.
Bạn có thể tham khảo các bài tập đơn giản với lực vận động vừa đủ dưới đây:
Tư thế cây cầu:
- Nằm ngửa, gập đầu gối vuông góc với thân, hai chân mở rộng bằng vai.
- Duỗi thẳng hai tay bám sát bên người, úp lòng bàn tay xuống.
- Sử dụng lực ở tay để đẩy hông và ngực lên cao.
- Hít thở nhẹ nhàng và giữ nguyên trong vòng 30 giây.
- Sau khi trở về trạng thái ban đầu, bạn tiếp tục thực hiện động tác 7 lần.
Tư thế con mèo:
- Bạn giữ tư thế bò trên sàn, 2 chân gập song song với 2 tay.
- Hít thật sâu rồi hóp bụng, siết chặt phần hông nhằm đẩy lưng lên cao rồi cúi đầu xuống.
- Giữ nguyên tư thế trong 7 giây, thả lỏng cơ thể và ngửa đầu. Lặp lại động tác 10 lần.
Tư thế rắn hổ mang:
- Nằm sấp xuống sàn, duỗi thẳng hai chân còn hai tay đặt ở 2 bên sườn, lòng bàn tay úp.
- Khi hít sâu thì dùng lực tay đẩy ngực và đầu, giữ nguyên phần thân dưới.
- Mở rộng hết cỡ vùng ngực và giữ nguyên trong 7 giây.
- Hạ thấp cơ thể từ từ để trở về tư thế cũ, thở nhẹ. Mỗi động tác bạn lặp lại 10 lần.
Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y
Trong quan niệm của Đông y, thoái hóa cột sống thuộc phạm vi chứng Tý. Căn nguyên gây bệnh bởi vệ khí trong cơ thể không đủ, cộng thêm chức năng của tạng phủ suy yếu và khó chống lại ngoại tà.
Khi phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập, chúng khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết không thông.
Do đó, nguyên tắc chữa bệnh là khu tà và nâng cao hệ miễn dịch. Từ lâu đời, ông cha đã áp dụng các bài thuốc nam chữa bệnh và mang lại hiệu quả cao. Nhiều người đánh giá, Đông y trị bệnh vừa an toàn vừa bền vững.
Nguồn gốc của bài thuốc là dược liệu quen thuộc và lành tính. Bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài cũng không gặp phải tác dụng phụ. Đặc biệt, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai đều có thể điều trị bằng thuốc nam.
Lưu ý, thời gian phát huy tác dụng của thuốc sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nghĩa là, bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong thời gian tối thiểu là 1 tháng.
Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Để ngăn chặn quá trình phát triển và phòng ngừa thoái hóa cột sống, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thực đơn phù hợp với người bệnh gồm:
Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Muốn hỗ trợ tốt quá trình điều trị, bệnh nhân nên chú trọng vào các món ăn hằng ngày. Cụ thể như:
- Thực phẩm chứa canxi: Giúp xương chắc khỏe, phòng bệnh và nhanh chóng phục hồi tổn thương. Bạn có thể uống sữa, ăn xương ống, thịt trắng, rau xanh, các loại đậu,… để bổ sung canxi
- Thức ăn giàu sắt, magie: Trứng, chuối, bơ, socola đen,… là nhóm thực phẩm bạn nên ăn. Bởi lẽ chúng có khả năng gia tăng chuyển hóa vitamin D và collagen, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn
- Thực phẩm giàu curcumin hoặc resveratrol: Hai chất này có tác dụng chống viêm và điều trị hiệu quả các bệnh lão hóa xương khớp hoặc cột sống. Hoạt chất có nhiều trong nho, củ nghệ, rượu vang, đậu phộng, hoa quả,…
- Cá biển: Đây là thực phẩm chứa rất nhiều chất có lợi, đặc biệt là Omega – 3. Nếu ăn nhiều cá biển, cơ thể sẽ được tăng cường lưu thông máu để đi nuôi các khớp.
Nhóm thực phẩm cần kiêng
Người bệnh đừng chỉ quan tâm đến thực phẩm nên ăn. Thay vào đó, bạn hãy chú ý đến cả nhóm thức ăn cần kiêng. Nếu bạn vô tình bổ sung thực phẩm có hại, tình trạng bệnh sẽ có chuyển biến xấu:
- Thức ăn chiên xào, cay nóng: Làm tăng hàm lượng cholesterol, vừa gây hại cho xương khớp vừa tác động xấu đến sức khỏe.
- Đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích: Phá hủy ổ khớp, gây viêm cấp tính và là tác nhân của nhiều bệnh lý trong cơ thể
- Thực phẩm giàu đạm: Kích thích dịch axit ở khớp tràn nhiều, dẫn đến hiện tượng viêm cột sống.
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là tình trạng thoái hóa cột sống. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể làm chậm hiện tượng này bằng cách xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Tốt nhất, người cao tuổi nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bất ổn và được điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!