8 Biến Chứng Của Gout Tiềm Ẩn Nguy Hiểm Đừng Xem Thường
Gout là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến với tỷ lệ người mắc cao hiện nay. Bệnh hình thành do sự rối loạn chuyển hóa purin, từ đó làm tăng acid uric trong máu khiến các tinh thể urate ở các mô bị lắng đọng. Không chỉ làm giảm sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà bạn còn có khả năng gặp nhiều rắc rối khác nếu không được can thiệp, xử lý từ sớm. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 8 biến chứng của gout tiềm ẩn nhiều nguy hiểm để có cách phòng ngừa tốt nhất.
8 biến chứng của gout tiềm ẩn nguy hiểm
Tại Việt Nam, trong số 15 bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất, gout được xếp ở vị trí thứ 4 với tỷ lệ người mắc cao và không ngừng gia tăng. Gout hình thành do sự lắng đọng các tinh thể urat trong mô, bên cạnh các khớp, sụn, dây chằng, bao hoạt dịch,…
Đa số các trường hợp bị gout thường xem nhẹ tình trạng này vì nghĩ nó không nguy hiểm. Do đó họ thường không tìm biện pháp điều trị hoặc không tuân thủ đúng phác đồ bác sĩ đưa ra.
Ban đầu gout chỉ gây ra những cơn đau nhẹ, tuy nhiên về lâu dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại. Dưới đây là 8 biến chứng của gout tiềm ẩn nguy hiểm, bạn không nên xem thường:
Khớp biến dạng
Thời gian đầu, bệnh gout chỉ xuất hiện chủ yếu ở các chi dưới như ngón chân, cổ chân, bàn chân, đầu gối, tuy nhiên sau đó có thể lan rộng đến các chi trên như ngón tay, cổ tay, khuỷu tay và phần vai. Rất nhiều người nhầm lẫn biến chứng này với tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Gout có thể làm giảm khả năng vận động của các chi, đồng thời gây biến dạng khớp, kèm theo đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, cứng khớp, vô cùng khó chịu. Khi tiến triển trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp, tổn thương ở khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây biến dạng khớp thể nặng, không thể chữa trị hay phục hồi chức năng.
Biến chứng của gout – Ảnh hưởng thận
Thận là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đào thải axit uric cùng chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó, bộ phận này rất dễ bị lắng đọng, tích tụ tinh thể urat và axit uric gây bệnh soi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc suy thận.
Gout làm ảnh hưởng chức năng của thận, kèm theo đó là các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,… Ngoài ra, biến chứng của gout nguy hiểm hơn là bệnh thận mãn tính. Những người mắc bệnh này thường bị suy giảm chức năng lọc cầu thận, hạn chế khả năng lọc axit uric, từ đó nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Bệnh suy thận khi không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những nguy hại khác cho cơ thể, thậm chí là tử vong.
Biến chứng liên quan hệ tim mạch
Không chỉ ảnh hưởng thận, gout còn tác động xấu đến hệ tim mạch. Lý do là bởi các tinh thể urat không chỉ lắng đọng ở thận mà còn có thể tích tụ ở động mạch, tĩnh mạch, mạch máu. Sau một thời gian, chúng gây ra tình trạng viêm màng trong cơ tim và cơ tim. Đặc biệt nhiều trường hợp tinh thể urat xuất hiện trong mạch máu làm tắc lưu thông máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Nguy cơ bại liệt, tàn phế
Nguy cơ bại liệt, tàn phế là một trong những biến chứng của gout nguy hiểm bạn cần chú ý. Lý do của tình trạng này là sự biến dạng của khớp, lâu ngày sẽ gây cứng khớp, dây chằng bao hoạt dịch bị xơ hóa. Lúc này người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động hoặc di chuyển hàng ngày.
Biến dạng khớp khi không được điều trị, can thiệp kịp thời, về lâu dài các khớp tay chân của người bệnh bị hư hỏng nặng nề và mất dần khả năng vận động, thậm chí rơi vào tình trạng bại liệt. Nhiều trường hợp vùng da bàn chân bị lở loét, viêm nhiễm do hạt tophi to dần, vỡ ra, đồng thời xương bàn chân dễ biến dạng và hình thành dị tật.
Nhiễm trùng hạt tophi
Hạt tophi là các khối cứng nổi rõ trên bề mặt da, gồ ghề với kích thước có thể từ 0,5cm đến 10cm. Hạt tophi hình thành bởi quá trình tích lũy muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết. Những khối cứng này không đau, tuy nhiên có thể gây biến dạng và cản trở khả năng vận động của các khớp nếu để trong thời gian dài.
Ngoài ra, hạt tophi thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, chân – những vị trí dễ cọ xát, một số trường hợp bệnh nhân tác động để hạt tophi vỡ ra gây lở loét, khiến dịch chảy ra, từ đó vi khuẩn có điều kiện tấn công gây nhiễm trùng. Hạt tophi nhiễm trùng thường có biểu hiện như: Có dịch chảy ra màu trắng đục, lẫn mủ màu vàng đục, không mùi hoặc mùi hôi, các khớp lân cận sưng, nóng, đỏ ửng và gây đau nhức, bệnh nhân có thể sốt cao, rét run, lưỡi bẩn, môi khô, hơi thở hôi.
Biến chứng của gout – Tai biến và đột quỵ
Rất nhiều người bị gout thường chủ quan vì nghĩ rằng tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên gout sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, thận, dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng cao, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Có thể bạn chưa biết, biến chứng của gout có thể tăng nguy cơ tai biến và đột quỵ cao hơn người bình thường, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày
Bệnh gout thường gây ra những cơn đau kéo dài dai dẳng, thông thường những cơn đau này sẽ xuất hiện vào mùa lạnh và ban đêm khiến người bệnh khó chịu, mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống. Đa số người bị gout gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động.
Đặc biệt bệnh gout còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh, họ phải đối mặt với những cơn đau thường xuyên, dai dẳng, dễ bất lực, bi quan, tâm lý không ổn định.
Biến chứng khác
Ngoài những vấn đề kể trên, bệnh gout khi kéo dài dai dẳng sẽ gây ra nhiều biến chứng khác, đặc biệt là ảnh hưởng trong quá trình điều trị như:
- Bệnh nhân bị gout có cơ địa nhạy cảm, khả năng cao bị dị ứng, thậm chí có nhiều trường hợp dị ứng với cả thuốc điều trị gout.
- Nếu dùng thuốc chống viêm, giảm đau, các trường hợp gout có thể bị viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận,…
- Người bệnh gout dùng colchicin quá liều có khả năng bị tiêu chảy cấp.
- Sử dụng corticoid thường xuyên cũng gây loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng cushing,…
- Một số trường hợp dùng thuốc không rõ nguồn gốc cũng gây ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc, suy thận, suy gan,….
Lưu ý phòng tránh biến chứng của gout
Có thể thấy, gout gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Do vậy người bệnh cần sớm tìm biện pháp phòng ngừa và can thiệp từ sớm nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường. Dưới đây là một số lưu ý các chuyên gia khuyến khích người bệnh thực hiện:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Đặc biệt cần tránh xa thức ăn chứa nhiều purin, rượu bia, chất kích thích,…
- Dành thời gian tập thể dục, thể thao với tần suất khoảng 5 buổi/tuần, ưu tiên bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng của bản thân.
- Duy trì cân nặng phù hợp vì hiện tượng thừa cân sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, tăng nguy cơ mắc gout.
- Cân bằng thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi, đồng thời bạn nên tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng, buồn phiền.
- Hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt như uống nhiều nước, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya, không nhịn đói, không nên lười vận động,….
- Bệnh gout có liên quan mật thiết với một số bệnh lý nền, do vậy hãy kiểm soát các bệnh nếu có như đái tháo đường, cao huyết áp, thận, bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa,….
- Ngay khi xuất hiện những bất thường, bạn nên tìm đến bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và sớm có biện pháp can thiệp phù hợp.
Trên đây là 8 biến chứng của gout tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà bạn cần chú ý đề phòng. Ngoài những cơn đau nhức gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, gout còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng. Do vậy bạn nên chú ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, loại bỏ những tác nhân xấu gây bệnh. Đặc biệt cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi có biểu hiện bất thường để sớm điều trị dứt điểm bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!