Suy Thận Nên Ăn Gì? Kiêng Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị Tốt Nhất [CHI TIẾT]
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong liệu trình chữa bệnh của bệnh nhân suy thận. Nhiều người thắc mắc bị suy thận nên ăn gì? Bệnh nhân suy thận kiêng ăn gì? Ăn bao nhiêu là đủ… Trong bài viết dưới đây, chuyên gia chúng tôi sẽ gỡ rối cho bạn đọc.
Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn cho người bệnh suy thận
Chế độ ăn uống là yếu tố vô cùng quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là bệnh nhân suy thận. Trong khi điều trị bệnh, việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình hấp thu thuốc, đồng thời ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống của người bệnh suy thận ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau: Người bệnh suy thận độ 1, 2 cần tuân thủ chế độ ăn khác người suy thận mãn, người bệnh trước khi chạy thận, trong quá trình chạy thận lại có chế độ dinh dưỡng khác bệnh nhân đã chạy thận,…
Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận không phải là việc dễ dàng, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên môn và thực hiện nghiêm ngặt. Để mang đến cho bạn đọc thông tin chính xác nhất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến các chuyên gia hàng đầu. Dưới đây là một số nguyên tắc khi thiết lập chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Chuyên gia Thận – Tiết niệu, cố vấn y khoa các chương trình truyền hình sức khỏe VTV2, VTC2, người bệnh có thể tham khảo:
Tuyệt đối ăn nhạt: Cần hạn chế lượng muối và mì chính nạp vào cơ thể (2g mỗi ngày).
Bổ sung nước: Không phải uống nhiều nước là tốt, người bệnh cần tính số lượng nước bù vào theo công thức: Với người lớn= lượng nước tiểu mỗi ngày + 500 – 700 ml nước. Với trẻ nhỏ, lượng nước bù vào = lượng nước tiểu thải ra/ ngày + 200ml. Trong giai đoạn suy thận nặng, người bệnh nên hạn chế uống nhiều nước để tránh áp lực lên thận.
Bổ sung năng lượng: Nguyên tắc bổ sung năng lượng với người bệnh suy thận cần chú ý, với người lớn, nên duy trì khẩu phần ăn khoảng 30 – 35 Kcal/kg/ngày. Với trẻ nhỏ, 70- 80 Kcal/kg/ngày.
Bổ sung protein: Lượng Protein được bổ sung trong thực đơn hàng ngày chỉ khoảng 0,6 – 0,8 kg/ ngày.
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Hàm lượng kali cần bổ sung mỗi ngày < 200mg/ ngày.
Lipid: Năng lượng trong cơ thể do lipid cung cấp cần đạt khoảng 20 – 25% tổng năng lượng/ ngày mà người bệnh nạp vào (tương đương 40 – 50g/ ngày)
Giảm đảm: Đây vốn là chất có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và xây dựng cơ thể, góp phần chủ yếu vào men, kháng thể, vitamin,… để sản sinh năng lượng. Nhưng với bệnh nhân suy thận, người bệnh không đào thải được các sản phẩm sinh ra trong quá trình chuyển hóa đạm như ure, acid uric… Thế nên bệnh nhân suy thận cần ăn giảm đạm. Giảm đạm cũng cần tuân thủ 1 số điều sau:
- Ưu tiên đạm có nguồn gốc từ động vật (tỷ lệ đạm động vật từ 60%)
- Bệnh nhân chạy thận 1 lần/ tuần: Lượng đạm cần là 1g/ kg cân nặng/ ngày.
- Bệnh nhân chạy thận 2 lần/ tuần: Lượng đạm cần là 1,2g/ kg cân nặng/ ngày.
- Bệnh nhân chạy thận 3 lần/ tuần: Lượng đạm cần 1,4g/ kg cân nặng/ ngày.
Lưu ý: Với người bệnh bị suy thận là trẻ nhỏ không có lượng ure trong máu cao thì bên cạnh việc duy trì chế độ ăn nhạt, bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Người bệnh suy thận nên ăn gì để cải thiện chức năng thận?
Dựa theo nguyên tắc kể trên, người bệnh sẽ xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân suy thận có thể thêm vào thực đơn hàng ngày cho mình:
- Súp lơ tốt cho người suy thận
Lương y Tuấn cho biết súp lơ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, điển hình như vitamin C, vitamin K, hay B Folate. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng chứa nhiều hoạt chất chống viêm và chất xơ dồi dào tốt cho người bệnh thận: Trong 124g súp lơ (nấu chín) sẽ chứa 19mg natri, 176mg kali, 40mg photpho.
- Người bệnh suy thận nên ăn việt quất
Thực phẩm tiếp theo lương y Tuấn khuyên người bệnh suy thận nên bổ sung là quả việt quất. Quả việt quất chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa tốt. Loại quả này có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tim mạch, suy giảm trí tuệ, tiểu đường… Với người bệnh suy thận, việt quất là hoa quả không thể bỏ qua bởi thực phẩm này chứa ít natri, kali và photpho. Trong 148g việt quất có chứa khoảng 1,5mg natri, 114mg kali và 18mg phốt pho.
- Bệnh nhân suy thận nên ăn gì? – Cá chẽm
Cá chẽm chứa lượng chất béo lành mạnh gọi là omega 3. Chất này có thể làm giảm trầm cảm, lo âu, suy giảm nhận thức ở người bệnh. Đặc biệt, cá chẽm có lượng photpho thấp hơn những loại hải sản khác nên bệnh nhân suy thận có thể xen kẽ bổ sung để làm phong phú bữa ăn của mình. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được dùng 1 phần ít để kiểm soát tốt lượng photpho trong cơ thể. Trong 85g cá chẽm (chín) có chứa khoảng 74mg natri, 279mg kali, 211mg photpho.
- Nho đỏ – Thực phẩm cần thiết cho người suy thận
Trong nho đỏ có chứa hàm lượng vitamin C cao và các chất oxy hóa (flavonoid) có khả năng kháng viêm tốt. Ngoài ra, nho đỏ còn chứa resveratrol – một loại flavonoid có lợi cho hệ tim mạch, tiểu đường và suy giảm chức năng thận. Trong 75g nho đỏ có chứa khoảng 1,5mg natri, 144mg kali, 15mg photpho.
- Bắp cải – Thực phẩm không thể bỏ qua
Loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, các hợp chất thực vật và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Trong bắp cải có chứa nhiều vitamin K, C, B, chất xơ hòa tan – hoạt chất giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru. Trong 70g bắp cải thường chứa đến 13mg natri, 119mg kali, 18mg photpho.
- Người bị suy thận nên ăn gì – Thịt gà bỏ da
Với người bệnh suy thận, việc nạp thêm protein vào cơ thể cần tính toán và cẩn thận. Mọi người có thể lựa chọn ức gà không da để thêm vào bữa ăn hàng ngày của mình. Ức gà không da chứa rất ít hàm lượng kali, photpho và natri hơn thịt gà ở bộ phận khác. Tuy nhiên, khi mua gà, mọi người chú ý hạn chế chọn gà đã qua chế biến bởi hàm lượng natri, photpho trong thực phẩm này cao hơn bình thường.
Trong 84g ức gà không da có chứa 63mg natri, khoảng 216 mg kali và 192 mg photpho.
- Người bệnh suy thận nên ăn gì? – Dầu oliu
Người bệnh suy thận cũng cần phải bổ sung chất béo để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó, dầu oliu là sự lựa chọn đầu tiên bởi chất béo này không chứa photpho. Đối với những người bệnh suy thận cần kiểm soát cân nặng, dầu oliu là loại thực phẩm lành mạnh không nên bỏ qua. Trong 28g dầu oliu có chứa 0,6 mg natri, 0,3mg kali và không chứa photpho.
- Hạt tam giác mạch (kiều mạch) tốt cho người bệnh thận
Phần lớn, các loại ngũ cốc nguyên hạt thường chứa rất nhiều photpho nhưng hạt kiều mạch là trường hợp ngoại lệ. Hạt kiều mạch rất giàu dinh dưỡng, chứa dồi dào vitamin B, chất xơ, sắt và magie. Đặc biệt, loại ngũ cốc này không chứa gluten nên đây xứng đáng là lựa chọn tốt nhất cho người mắc bệnh celiac. Trong 84g hạt kiều mạch có chứa khoảng 3,5 mg natri, 74mg kali và 59mg photpho.
- Người bị suy thận nên bổ sung tỏi
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, gia vị này không chỉ làm tăng vị giác cho người dùng, giúp món ăn đậm đà, ngon miệng hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong tỏi có chứa nguồn mangan dồi dào, vitamin B, C và các hợp chất lưu huỳnh có tính kháng viêm mạnh mẽ. Trong 9g tỏi (khoảng 3 tép) chứa khoảng 1,5mg natri, 36 mg kali và 14mg photpho.
- Củ cải – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy thận
Củ cải có nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng lại chứa ít kali và photpho nên có thể thêm vào trong thực đơn của bệnh nhân suy thận. Trong củ cải có chứa nguồn vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể. Trong 58g củ cải có chứa 23mg natri, 135mg kali và 12mg photpho.
Bệnh nhân suy thận kiêng ăn gì ?
Bên cạnh những thực phẩm có thể thêm vào trong bữa ăn hàng ngày, người bị suy thận cũng cần chú ý đến nhóm thực phẩm cần tránh để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Vậy người bị suy thận ăn kiêng những gì? Dưới đây là một số thực phẩm lương y Tuấn khuyên người bệnh nên tránh:
- Muối: Tất nhiên rồi, vì người bị suy thận cần ăn nhạt để làm giảm áp lực bài trừ muối qua nước tiểu của thận. Do đó, muối, nước mắm,… là những gia vị người bị suy thận cần tránh xa.
- Nhóm thực phẩm giàu photpho: Bệnh nhân suy thận chú ý cần tránh những thực phẩm chứa nhiều photpho trong bữa ăn của mình. Điển hình như thịt thú rừng, cua, hạt sen khô, nấm đông cô,…
- Nhóm thực phẩm giàu kali: Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi người bệnh suy thận không nên ăn gì chính là thực phẩm giàu kali. Đối với người bệnh suy thận giai đoạn cuối, hàm lượng kali tăng cao có thể dẫn đến nguy cơ tử vong bởi rối loạn nhịp tim. Vì thế, người bệnh cẩn thận loại ngay những thực phẩm như hạt điều, hạt dẻ, lạc, socola, cam, chuối,… ra khỏi thực đơn hàng ngày.
- Người bệnh suy thận nên kiêng chất đạm: Như đã đề cập ở trên, nguyên tắc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận là giảm đạm. Tuy nhiên, mọi người cần biết được một số thực phẩm chứa nhiều chất này để tránh. Có thể kể đến trứng, cá, tôm, nội tạng động vật… Với người bệnh suy thận đi kèm rối loạn mỡ máu, bệnh nhân chỉ nên ăn 3 quả trứng/ tuần, cá biển khoảng 2 lần / tuần và thịt bò ăn 1 lần mỗi 1 tuần.
Một số câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người suy thận
Trong hòm thư độc giả gửi về cho chuyên trang, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi của người bệnh về chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân suy thận. Giới hạn trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi như sau:
- Người bị suy thận ăn khoai lang được không?
Đây là một trong những câu hỏi được người bệnh suy thận quan tâm hiện nay. Khoai lang vốn là thực phẩm dinh dưỡng với người khỏe mạnh bình thường.
Nhưng với bệnh nhân suy thận, người bệnh không nên ăn khoai lang trong thời gian này. Bởi thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin A và đặc biệt là kali, đây đều là hoạt chất có hại cho bệnh suy thận.
- Bị suy thận có ăn được sầu riêng không
Tương tự như khoai lang, sầu riêng cũng chứa một lượng kali rất dồi dào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là KHÔNG.
- Bệnh nhân suy thận có ăn được mướp đắng không
Cũng theo lương y Tuấn, người bệnh suy thận không nên ăn mướp đắng bởi thực phẩm này có thể khiến đầy hơi, khó tiêu hóa. Đồng thời, hạt mướp đắng có chứa nhiều chất vicine – chất này có thể gây nên ngộ độc cấp tính như đau đầu, buồn nôn,… gây bất lợi cho hoạt động và chức năng của thận.
- Suy thận có ăn được mít không?
Tương tự như mướp đắng và sầu riêng, mít cũng là loại thực phẩm xếp vào nhóm giàu kali gây hại cho thận. Bởi thế, người bị suy thận không nên ăn mít.
- Bị suy thận có được uống rượu không
Với người bình thường, rượu bia là chất kích thích không tốt cho sức khỏe, có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh về gan.
Với người bị suy thận nói riêng hay mắc các bệnh về thận nói chung, lương y Tuấn cảnh báo mọi người nên “CẠCH MẶT” hoàn toàn rượu bia. Đồ uống này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và các tạng, bộ phận trong cơ thể, làm tổn thương và suy giảm chức năng thận.
- Người bệnh suy thận có ăn xoài được không
Ăn nhiều xoài rất có hại cho thận, bởi thế, người bệnh suy thận và bệnh thận nói chung không được ăn xoài.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!