[Góc Chuyên Gia] Bệnh Gout Kiêng Gì Để Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả?
Gout là một loại bệnh liên quan đến chuyển hóa purin – một chất có trong nhiều loại thực phẩm. Khi cơ thể không thể loại bỏ purin, nó sẽ chuyển đổi thành axit uric, gây ra sự tích tụ trong các khớp dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, đau đớn và khó chịu. Để giảm triệu chứng bệnh gout và góp phần cải thiện sức khỏe hiệu quả, người bệnh hãy tham khảo thông tin bệnh gout kiêng gì trong bài viết dưới đây.
Chuyên gia giải đáp bệnh gout kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?
Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa purin, gây tăng acid uric trong máu và dẫn đến sự tích tụ của tinh thể muối urat tại các khớp, gây viêm khớp với những triệu chứng điển hình như sưng tấy, đau dữ dội, nóng và đỏ tại một hoặc nhiều khớp.
Nhiều bệnh nhân khi kiểm soát được cơn đau thường cho rằng mình đã khỏi bệnh nhưng thực tế bệnh vẫn tiến triển âm thầm bên trong. Nếu không được điều trị triệt để, các cơn đau sẽ trở lại với tần suất nhiều và mức độ nặng hơn. Đặc biệt khi chuyển sang giai đoạn muộn, gout có thể biến chứng gây biến dạng khớp và tàn phế.
Để ngăn ngừa cũng như kéo dài thời gian tái phát bệnh, khi được chẩn đoán mắc gout cấp tính, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn phù hợp. Trong đó, người bị bệnh gout kiêng gì là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
Khi bị bệnh gout kiêng ăn gì?
Khi bị bệnh gout, bệnh nhân cần hạn chế hoặc kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
Các loại thịt đỏ và một số thực phẩm giàu đạm
Các loại thịt đỏ như thịt bò nạc, thịt trâu, thịt chó, dê… là một trong những nguồn cung cấp purin cao nhất (thường >150mg/100g). Do đó bệnh nhân mắc gout cần kiêng ăn thịt đỏ hoặc giảm tiêu thụ thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh nên duy trì sử dụng thịt đỏ với một lượng vừa phải, không quá 100gr/ngày và chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần. Khi chế biến, bạn nên thực hiện các món ăn như luộc, kho hay hấp thay vì nướng, chiên xào để hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.
Bệnh gout kiêng gì? Hạn chế sử dụng thịt gà tây, thịt ngỗng
Thịt gà tây hay thịt ngỗng là nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Tuy nhiên, đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng purin cao nên cần hạn chế sử dụng cho người đang mắc bệnh gout.
Nếu bạn muốn ăn thịt gà tây hay thịt ngỗng, hãy sử dụng chúng một cách hợp lý và đảm bảo không ăn quá nhiều hoặc ăn thường xuyên hàng ngày.
Đồ ăn chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn như nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng và các loại thịt đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, đồng thời cũng có thể chứa nhiều purin. Thế nên, bệnh nhân gout cũng cần hạn chế sử dụng những món ăn này. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn cho mình các loại thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Các loại rau xanh chứa hàm lượng purin cao
Rau xanh là một phần quan trọng của chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, một số loại rau có hàm lượng purin cao nên cần được hạn chế sử dụng cho bệnh nhân mắc gout như rau chân vịt, cải bó xôi, cải xoăn, cải thảo, rau muống, rau răm…
Việc kiêng ăn những loại rau này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn của mình. Bạn có thể sử dụng với số lượng ít và thường xuyên thay đổi các loại rau trong từng bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và tránh tăng hàm lượng purin trong máu.
Các loại hải sản
Hải sản chứa nhiều purin nên có thể góp phần tăng hàm lượng acid uric trong máu, dẫn đến tích tụ tinh thể urat trong khớp và gây ra các triệu chứng đau nhức và viêm khớp. Nếu bạn bị bệnh gout, nên kiêng ăn các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc, hàu, mực, cá biển…
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Bệnh nhân gout nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo trong chế độ ăn. Đây chính là nguyên nhân góp phần tăng cân và ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, gây lắng đọng tại khớp dẫn đến các triệu chứng đau nhức và viêm khớp. Các loại thực phẩm nhiều chất béo cần hạn chế bao gồm mỡ bò, mỡ lợn, da của gia cầm, bơ động vật…
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, thận, tim, dạ dày, óc… có chứa nhiều chất béo, canxi, sắt và các vitamin như vitamin A, vitamin B12 và vitamin D. Tuy nhiên, chúng cũng chứa hàm lượng cao các chất purin và oxalat gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận. Do đó, khi bị bệnh gout, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng ăn các loại nội tạng động vật để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, gây sưng, đau nhiều hơn.
Bệnh nhân gout cần kiêng uống gì?
Khi tìm hiểu thông tin bệnh gout kiêng gì là tốt nhất, bên cạnh một số loại thực phẩm, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine, đường, cồn và thức uống có gas. Các loại đồ uống này có thể góp phần tăng hàm lượng acid uric trong máu, dẫn đến tích tụ tinh thể urat trong khớp và gây ra các triệu chứng đau, nhức của bệnh gout.
Bệnh gout nên ăn gì tốt nhất cho sức khỏe?
Bệnh nhân gout nên ăn các loại thực phẩm giúp giảm hàm lượng acid uric trong cơ thể và giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Một số loại thực phẩm bạn nên ưu tiên sử dụng gồm có:
- Trái cây: Trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, giảm mức axit uric trong cơ thể của bệnh nhân gout. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như dưa hấu, dưa chuột, nho, dâu tây, kiwi, cam, chuối…
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia và hạt dẻ cung cấp nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm hàm lượng acid uric trong cơ thể.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ gồm có ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh cũng có thể giúp hạ hàm lượng acid uric trong cơ thể hiệu quả.
- Các loại thịt trắng và cá: Thịt trắng và cá ít chứa purin hơn so với thịt đỏ và hải sản nên đây được xem là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân gout. Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, cá lóc, cá diêu hồng, cá rô đồng… có tác dụng chống quá trình kết tủa của axit uric nên người bệnh cần ưu tiên sử dụng với hàm lượng từ 110 – 170g/ngày.
- Dầu oliu, dầu thực vật: Bệnh nhân gout nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật, do đó nên thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật. Dầu oliu và dầu thực vật là các loại dầu có chứa nhiều chất béo không bão hòa và ít cholesterol, giúp giảm nguy cơ tăng cân và các vấn đề về sức khỏe. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như polyphenol và vitamin E, giúp giảm viêm và đau nhức liên quan đến bệnh gout.
- Trứng: Khi tìm hiểu bệnh gout kiêng gì, thịt đỏ là nguồn protein chứa nhiều purin nên người bệnh gout cần hạn chế sử dụng hàng ngày. Trong khi đó, trứng là một nguồn protein tốt và ít purin hơn nên thường được khuyến khích trong chế độ ăn của bệnh nhân gout. Ngoài ra, việc sử dụng trứng còn giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no lâu hơn. Điều này có thể giúp giảm cân và giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng.
- Chế phẩm từ sữa và đậu nành: Một số tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng phô mai, bơ, kem tươi, váng sữa, sữa chua… có khả năng làm giảm lượng axit uric huyết thanh trong máu hiệu quả.
- Uống đủ nước: Khi cơ thể không đủ nước, acid uric sẽ tích tụ trong các khớp và gây ra các triệu chứng của bệnh gout. Từ đây, việc uống đủ nước sẽ giúp thải độc tố và chất thải khỏi cơ thể, bao gồm cả acid uric hiệu quả. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh nên uống từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày, đặc biệt là sử dụng các loại nước khoáng kiềm, không gas.
Một số lưu ý cần nhớ khác khi bị gout
Chế độ ăn uống dư thừa purine cộng với thói quen sinh hoạt kém lành mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gout. Do đó, bên cạnh vấn đề bệnh gout kiêng gì, người bệnh cần lưu ý:
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp mà còn góp phần đào thải axit uric tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cho mình một bài tập phù hợp, không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương xương khớp dẫn đến tăng lượng axit uric giải phóng ra.
- Giữ tinh thần thoải mái: Bạn cần cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày và tránh các yếu tố tâm lý gây căng thẳng, lo lắng,… Đây là những nguyên nhân có thể gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và tình trạng bệnh gout.
- Giảm cân: Giảm cân là một phần quan trọng trong chế độ điều trị của bệnh nhân gout. Việc duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm tình trạng tăng acid uric và giảm sức ép lên các khớp cũng như góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc bệnh gout kiêng gì. Để kiểm soát tốt bệnh gout, bệnh nhân cần hạn chế hoặc kiêng một số thực phẩm và đồ uống nhất định. Cùng với đó, người bị n gout cần uống đủ nước, giảm cân và tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn về chế độ ăn phù hợp khi bị bệnh gout.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!