8+ Cách Phòng Chống Bệnh Gout Khoa Học, Hiệu Quả Cao
Hiện nay, Gout không còn là căn bệnh của riêng giới “nhà giàu”. Bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh lý này nếu có thái độ chủ quan trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Sau đây là 8 cách phòng tránh bệnh Gout khoa học, hiệu quả cao được các chuyên gia khuyến cáo mà bạn nên ghi nhớ.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh – Cách phòng chống bệnh Gout tốt nhất
Chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết tới bệnh Gout. Việc dung nạp quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều Purin mỗi ngày chính là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này.
Như vậy, một trong những cách phòng chống bệnh Gout hiệu quả nhất chính là tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Nắm rõ được các thực phẩm nên ăn và cần hạn chế ăn nhiều để bảo vệ sức khỏe.
Nhóm thực phẩm nên ăn để phòng ngừa bệnh Gout:
- Trái cây tươi giàu Vitamin C và K: Ổi, cam, nho, dâu tây, bưởi, Kiwi, chuối, lựu,… là những loại trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh Gout.
- Rau củ: Rau ngót, bông cải xanh, cà tím, khoai tây, nấm, đậu hà lan… chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy đào thải độc tố và Axit Uric có hại trong máu.
- Các loại thịt trắng: Thịt ức gà, thịt cá,…là những loại thịt trắng giàu đạm nhưng có lượng purin thấp và giúp chống kết tủa Acid Uric trong máu.
- Dầu oliu, dầu thực vật: Khác với dầu động vật, các loại dầu thực vật đều chứa chất béo lành mạnh, giúp chống viêm khớp, giảm Acid Uric hiệu quả.
- Trà xanh: Trong lá trà xanh chứa các thành phần có tác dụng đào thải Axit Uric, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Gout.
Nhóm thực phẩm không nên ăn quá nhiều để phòng ngừa bệnh Gout:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt dê… chứa rất nhiều Protein. Do đó, việc ăn quá nhiều loại thịt này sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gây ra bệnh Gout.
- Nội tạng động vật: Gan, tim, bao tử, thận, óc của các loại động vật có chứa rất nhiều Purin. Trong khi đó, đây chính là chất gây tăng nồng độ Acid Uric trong máu.
- Hải sản: Các loại hải sản nói chung đều rất giàu đạm. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đạm sẽ gây dư thừa Acid Uric.
- Rượu bia, đồ uống ngọt: Các loại đồ uống này gây tăng sản xuất Acid Uric và giảm đào thải Urat qua thận – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Gout.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước cũng là cách phòng chống bệnh gout hiệu quả. Nước luôn tốt cho cơ thể, đặc biệt là loại nước khoáng kiềm. Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ đào thải chất độc hại tại thận, trong đó có Acid Uric và tinh thể muối Urat.
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người trưởng thành nên uống đủ 2 – 2.5l nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại sinh tố hoặc nước trái cây tươi.
Cách phòng chống bệnh Gout bằng việc duy trì cân nặng phù hợp
Cơ thể quá gầy hoặc quá béo đều không tốt cho sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn rất nhiều so với người có cân nặng bình thường. Bởi họ thường có chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm giàu hàm lượng Purin. Purin nếu không được đào thải hết qua thận sẽ chuyển hóa thành Acid Uric gây bệnh Gout.
Như vậy, để phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả, bạn nên duy trì cân nặng phù hợp. Nếu đang bị thừa cân, béo phì, hãy áp dụng các biện pháp giảm cân lành mạnh. Lưu ý, việc nhịn đói để giảm cân cũng có thể khiến lượng Acid Uric trong máu tăng cao.
Chăm chỉ vận động
Việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên với mức độ phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe xương khớp và hỗ trợ phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả. Cụ thể, hoạt động này sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm giảm hàm lượng Acid Uric dư thừa trong máu. Bên cạnh đó, thông qua việc vận động mỗi ngày, bạn cũng giữ được vóc dáng đẹp, khỏe mạnh hơn.
Để phòng ngừa bệnh Gout, mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để luyện tập thể dục, thể thao. Các hoạt động thể chất được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích là bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga. Tùy vào sức khỏe và sở thích mà bạn có thể lựa chọn hình thức vận động sao cho phù hợp.
Thận trọng hơn trong việc dùng thuốc điều trị bệnh
Có rất nhiều loại thuốc Tây điều trị bệnh có khả năng làm tăng lượng Acid Uric trong máu. Cụ thể:
- Aspirin.
- Thuốc lợi tiểu.
- Levodopa.
- Pentamidine.
- Thuốc chống bệnh lao.
- Isotretinoin.
- Vitamin niacin.
Các loại thuốc nêu trên đều chứa những hoạt chất đặc trị mạnh. Do đó khi được dung nạp vào cơ thể người bệnh, chúng sẽ rất khó được đào thải hết qua thận. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, thận bắt buộc phải ưu tiên đào thải những thành phần có trong thuốc. Cũng từ đó mà quá trình loại bỏ Acid Uric bị cản trở đáng kể. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến tinh thể Urat xuất hiện và phát sinh cơn đau Gout cấp tính.
Như vậy, cẩn trọng hơn trong việc dùng thuốc cũng là cách phòng chống bệnh Gout hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Kiểm soát hiệu quả bệnh lý nền nếu có
Bệnh Gout có liên quan mật thiết với bệnh suy thận, cao huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Cụ thể những người mắc các bệnh lý trên đều có nguy cơ mắc Gout cao hơn những người có sức khỏe bình thường.
Ngoài ra, các bệnh lý trên cũng cần sử dụng thuốc điều trị thường xuyên. Như đã phân thích ở trên, việc dùng thuốc Tây về lâu dài có thể làm tăng lượng Acid Uric máu – tác nhân gây bệnh Gout.
Như vậy, kiểm soát tốt bệnh lý nền cũng là cách phòng chống bệnh Gout hiệu quả. Người bệnh nên tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ trong cách dùng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Sử dụng các thực phẩm chức năng dự phòng bệnh Gout
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh Gout. Tác dụng chính của sản phẩm này là làm giảm nồng độ Acid Uric trong máu. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Gout và đẩy lùi cơn đau Gout cấp tính.
Một số loại thực phẩm chức năng giúp dự phòng bệnh Gout mà bạn có thể tham khảo là:
- Viên uống ZS của công ty Zeria Pharmaceutical – Nhật Bản.
- Viên uống The Goutto của Nhật.
- Viên uống Anserine Noguchi Nhật Bản.
- Viên uống Navigout của Việt Nam.
Thăm khám sức khỏe định kỳ – Cách phòng chống bệnh gout hiệu quả
Thông thường, bệnh Gout sẽ phát triển theo 4 giai đoạn. Ở giai đoạn I, bệnh không có bất cứ triệu chứng cụ thể ngoài nồng độ Acid Uric cao hơn mức bình thường. Do vậy, đa số các trường hợp mắc bệnh Gout đều chỉ phát hiện khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn II. Lúc này, các cơn đau cấp tính sẽ xuất hiện và việc điều trị dứt điểm bệnh vô cùng khó khăn.
Như vậy, để phòng tránh bệnh Gout, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ. Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện để kiểm tra nồng độ Acid Uric trong máu. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một số cách khắc phục phù hợp. Đa số các trường hợp phát hiện sớm tình trạng Acid Uric trong máu tăng cao và can thiệp điều trị ngay đều có thể ngăn cản bệnh biến thành Gout.
Thực hiện sớm các cách phòng chống bệnh Gout là việc làm vô cùng cần thiết. Bởi đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe và rất khó có thể trị dứt điểm. Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để biết thêm thông tin về các biện pháp ngăn ngừa bệnh Gout hiệu quả.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!