Phân Biệt Tổ Đỉa Và Ghẻ Nước: Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Phòng Tránh
Tổ đỉa và ghẻ nước đều là bệnh về da liễu phổ biến, có biểu hiện khá giống nhau nên khiến mọi người dễ nhầm lẫn. Mặc dù cả 2 bệnh đều không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý. Để phân biệt rõ 2 bệnh lý này, từ đó có cách khắc phục hiệu quả, đúng phương pháp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tổ đỉa và ghẻ nước là bệnh gì?
Tổ đỉa và ghẻ nước là 2 bệnh lý nhiễm trùng da phổ biến, có khá nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh gây nổi mụn nước và ngứa ngáy kéo dài, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh điểm chung, tổ đỉa và ghẻ nước cũng có nhiều điểm khác biệt, người bệnh cần hiểu rõ để có biện pháp chăm sóc, điều trị đúng cách.
- Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, phổ biến đối với những người trong độ tuổi vị thành niên. Bệnh có biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt mụn dày và mọng nước, mọc thành từng cụm ở trên tay, chân, gây ngứa ngáy trong khoảng 2 – 3 tuần, dài hơn so với những thể bệnh chàm khác.
Tổ đỉa có thể tự biến mất sau một thời gian nhưng trong thời gian phát bệnh, chúng để lại nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Không những thế, việc bệnh nhân quá ngứa, thường xuyên gãi khiến mụn nước vỡ ra cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn da hoặc để lại sẹo sau điều trị.
Đồng thời, bệnh thường xuất hiện theo chu kỳ, sau khi biến mất, chúng vẫn có thể tái phát khi gặp những tác nhân gây kích ứng. Vì vậy, bệnh dễ có xu hướng tiến triển thành bệnh mãn tính và gây khó chịu, phiền toái về lâu dài cho người mắc phải.
- Bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước cũng là bệnh lý đi kèm với các mụn nước nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt da. Tuy nhiên, khác với tổ đỉa, những mụn nước này không mọc thành cụm mà xuất hiện rải rác trên khắp cơ thể. Khi người bệnh gãi, mụn nước vỡ ra, dịch trong đó sẽ lan rộng ra những vùng da khác tạo thành vết ghẻ lớn, đặc biệt ở khu vực kẽ ngon tay, lòng bàn tay và cơ quan sinh dục.
Tương tự như bệnh tổ đỉa, ghẻ nước cũng có thể biến mất sau 2 – 3 tuần nếu người bệnh có chế độ chăm sóc phù hợp.
Triệu chứng nhận biết bệnh ghẻ nước, tổ đỉa như thế nào?
Phần lớn người bệnh không biết rằng mình đã mắc tổ đỉa, ghẻ nước cho đến khi các vết mụn nước lớn hình thành. Khi đó, bệnh đã khá nghiêm trọng và nguy cơ lây lan rất cao nếu các mụn nước vỡ ra. Vì thế, bạn nên quan sát cơ thể kỹ lưỡng và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu bệnh tổ đỉa và ghẻ nước khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt 2 bệnh lý này thông qua những triệu chứng cụ thể sau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu đặc trưng dưới đây:
- Da nổi mụn nước: Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti nổi trên làn da của người bệnh, chúng sần sùi trên da và không có nhân, đồng thời mọc thành mảng dày khiến vùng da tổn thương trở nên u cục. Đặc biệt, các kẽ ngón tay, chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân là những nơi dễ mọc mụn nước nhất.
- Nhiễm khuẩn mụn nước: Khi các mụn nước tập trung thành mảng sẽ tạo thành các vùng bọng nước trên da, sau một thời gian, chúng sẽ chuyển màu đục, sưng đỏ và nhiễm trùng, khiến cơ thể gặp các triệu chứng như sốt cao, nhức mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết,…
- Da nóng rát: Khi mắc bệnh tổ đỉa, vùng da người bệnh có xu hướng ngứa âm ỉ kéo dài, không dứt, càng gãi càng thấy ngứa, từ đó khiến da bị tổn thương, trở nên nóng rát, bong tróc da,…
- Da đóng vảy: Sau một thời gian kể từ khi các mụn nước vỡ ra, bề mặt da sẽ dần khô và đóng thành từng mảng vảy dày sừng, chai sạn, gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ để lại sẹo rất cao.
- Biến dạng móng: Có nhiều trường hợp tổ đỉa xuất hiện ở khu vực móng tay, móng chân, khiến móng bị ăn mòn, biến dạng.
Triệu chứng của bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước cũng có một số điểm tương đồng với tổ đỉa, tuy nhiên, giữa 2 bệnh lý này vẫn có sự khác biệt. Cùng theo dõi những triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ nước để có thể phân biệt chính xác.
- Mụn nước mọc rải rác: Những khu vực xuất hiện ghẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn nước, thường gặp nhất ở kẽ ngón tay, ngón chân, thắt lưng, bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Tuy nhiên, khác với tổ đỉa, các mụn nước ghẻ thường mọc rải rác, không theo vùng.
- Ngứa ngáy về đêm: Đây là một biểu hiện quan trọng giúp người bệnh phân biệt giữa tổ đỉa và ghẻ nước. Khi bị ghẻ nước, người bệnh thường gặp những cơn ngứa về đêm do con ghẻ thường hoạt động tích cực về đêm. Việc người bệnh gãi ngứa sẽ khiến trứng ghẻ rơi ra giường đệm, sinh sôi khiến bệnh rất khó để có thể điều trị dứt điểm.
- Ngứa khi đổ mồ hôi: Cơn ngứa ngáy do ghẻ nước gây ra có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi làn da trong tình trạng ẩm ướt, nhất là khi người bệnh đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước mưa, nước bẩn.
- Hình dạng mụn nước: Bạn cũng có thể dựa vào hình dạng nốt mụn nước để phân biệt với bệnh tổ đỉa. Khi bị ghẻ nước, các nốt mụn thường có hình tròn nổi bật kèm theo quầng tối màu xung quanh nốt ghẻ, giữa các mụn nước có rãnh rất nhỏ, nông và chiều dài từ 2 – 4 mm.
- Mụn dễ vỡ: Mụn nước do ký sinh trùng ghẻ cái sinh ra thường có chất dịch trong hơn mụn nước của bệnh tổ đỉa. Chỉ cần chạm nhẹ vào, mụn cũng có thể vỡ nhanh chóng, vì vậy mà mức độ lây lan bệnh cũng cao hơn hẳn.
- Mức độ lây lan nhanh: Vì là bệnh xuất phát từ ký sinh trùng ghẻ nên da có thể bị lây lan rất nhanh, bất cứ khu vực nào ghẻ đi qua đều có thể xuất hiện mụn nước nhanh chóng. Việc người bệnh ngứa ngáy, gãi nhiều cũng là nguyên nhân khiến bệnh lan sang khu vực khác dễ dàng hơn.
- Mụn xuất hiện vùng sinh dục: Trái ngược với bệnh tổ đỉa thường chỉ xuất hiện ở vùng da ẩm ướt, ghẻ nước có thể phát triển, sinh sôi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể và gây ngứa ngáy dữ dội cho người bệnh.
So sánh mức độ nguy hiểm của tổ đỉa và ghẻ nước
Tổ đỉa và ghẻ nước đều là những bệnh da liễu gây ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ cũng như tâm lý, sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, chúng cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
- Bệnh tổ đỉa nguy hiểm ra sao?
Tổ đỉa là bệnh lý có xu hướng dễ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng hoặc môi trường ô nhiễm. Nếu không có giải pháp chấm dứt dứt điểm tình trạng bệnh, người bệnh có thể gặp hiện tượng nhiễm trùng da, biến dạng móng, hoại tử tại các vùng da kín như kẽ ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục.
- Mức độ nguy hiểm của ghẻ nước
Ghẻ nước ban đầu chỉ là bệnh lý gây ngứa ngáy, khó chịu cho vùng da bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp hiện tượng nhiễm trùng da đặc biệt nghiêm trọng, nguy cơ lở loét, hoại tử da và để lại sẹo vĩnh viễn rất cao, đặc biệt khi vùng da bị tổn thương bước sang giai đoạn chàm hóa.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể mắc bệnh viêm cầu thận cấp. Hơn nữa, ghẻ nước lại là căn bệnh rất dễ lây lan, từ vùng da này đến vùng da khác, thậm chí từ người này sang người khác. Vì vậy, xét về mức độ nguy hiểm, bệnh ghẻ nước nghiêm trọng hơn hẳn so với bệnh tổ đỉa.
Làm thế nào để chữa tổ đỉa, ghẻ nước?
Mặc dù có tính chất, đặc điểm khác nhau những tổ đỉa và ghẻ nước đều là những bệnh da liễu cần điều trị sớm, tránh để lại ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe con người. Trước hết, ngay khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, tổ đỉa hoàn toàn có thể tự khỏi sau 3 – 4 tuần. Dưới đây là những biện pháp bạn có thể tham khảo để khắc phục nhanh triệu chứng bệnh tổ đỉa:
- Dùng muối: Chỉ cần hòa tan 1 – 2 thìa muối biển cùng 200ml nước, sau đó sử dụng nước này để vệ sinh sạch sẽ vùng da mắc bệnh 2 lần/ngày, tình trạng mụn nước sẽ dần được cải thiện, xẹp đi và biến mất.
- Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa rất nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp loại bỏ các tác nhân gây kích ứng nhẹ nhàng, an toàn cho da. Bạn chỉ cần rửa sạch khoảng 6 – 7 lá trầu không, sau đó vò nhẹ, đem đun cùng 1,5 lít nước sôi. Khi nước nguội bớt, bạn đem ngâm vùng da bị tổ đỉa trong nước khoảng 15 phút để làm sạch, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
- Dùng tỏi: Sử dụng tỏi cũng là một trong những cách điều trị bệnh ngoài da an toàn, hiệu quả cao nhờ có chứa thành phần allicin, vừa giúp kháng khuẩn, sát trùng, vừa kích thích quá trình phục hồi của da hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nhuyễn tỏi, sau đó đắp lên khu vực đang nổi mụn nước. Các nốt mụn sẽ nhanh chóng se lại và biến mất sau 1 – 2 tuần thực hiện.
Trên đây là những mẹo vặt giúp khắc phục tình trạng tổ đỉa nhẹ khá hiệu quả. Nếu sau 1 – 2 tuần thực hiện, bạn vẫn thấy tình hình chưa có tiến triển, hãy nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng một trong số những loại thuốc Tây Y dưới đây:
- Corticosteroid: Nhóm thuốc bôi có chứa corticosteroid giúp ức chế vi khuẩn, đẩy lùi tình trạng mụn nước trong thời gian ngắn, khắc phục nhanh bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với hoạt chất này, tốt hơn hết không nên sử dụng để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Chlorpheniramine, Loratadine: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống dị ứng, khắc phục tình trạng da bị kích ứng do các tác nhân từ bên ngoài gây ra.
- Triamcinolone dạng tiêm: Khi tiêm trực tiếp hoạt chất này vào vùng da bị tổn thương, da sẽ nhanh chóng được phục hồi từ bên trong, chấm dứt tình trạng mụn nước, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp da bị nhiễm khuẩn nặng, mụn nước bị vỡ và có nguy cơ viêm loét da, giúp phòng chống nhanh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Tuy nhiên, thuốc Tây Y mặc dù có thể mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ, tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh những hệ lụy không mong muốn.
Điều trị bệnh ghẻ nước
Tương tự như bệnh tổ đỉa, bệnh ghẻ nước cũng có thể điều trị dứt điểm nếu được thực hiện đúng phương pháp và khắc phục kịp thời. Trong trường hợp ghẻ mới xuất hiện, bạn hoàn toàn có thể điều trị ghẻ nước bằng những mẹo vặt trong dân gian như sau:
- Sử dụng lá tần ô (cải cúc): Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá cải cúc, rửa sạch, vò nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da đang bị mụn nước do tổ đỉa. Hoạt chất tanin có trong lá cúc tần sẽ giúp giảm viêm, làm lành tổn thương và kích thích phục hồi da nhanh chóng.
- Nước muối đun sẵn: Đối với bệnh ghẻ nước, bạn hãy đun nước muối trước và ngâm rửa vùng da bị tổn thương ngay khi nước còn ấm để nâng cao hiệu quả sát trùng, giảm ngứa, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.
- Lá đào: Hãy chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch, đun cùng 2 lít nước. Khi nước đã sôi, chờ nguội và sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da đang bị ghẻ nước để chữa ghẻ, chống viêm và làm lành da hiệu quả.
- Nha đam: Trong nha đam có chứa các thành phần chống viêm, làm dịu, phục hồi da hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch 1 lá nha đam, gọt bỏ phần vỏ ngoài và dùng ruột đắp trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương 1 – 2 lần/ngày. Các nốt mụn nước sẽ nhanh chóng khô lại và hồi phục nhanh chóng.
Trong trường hợp ghẻ nước đã tiến triển nặng, không thể áp dụng các biện pháp dân gian thông thường, người bệnh cần sử dụng những loại thuốc đặc trị ghẻ như: Kem Permethrin 5%, lindane 1%, thuốc D.E.P, Benzyl Benzoate 33%, kem Eurax, nhóm thuốc kháng histamine, đồng thời bổ sung các viên uống giàu vitamin C, vitamin B1… để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tái phát.
Cách phòng tránh tổ đỉa và ghẻ nước hiệu quả
Tổ đỉa và ghẻ nước đều có nguy cơ cao xảy ra với những người không vệ sinh cơ thể sạch sẽ hoặc sinh sống, làm việc thường xuyên trong môi trường kém vệ sinh. Sau khi điều trị thành công, nếu bạn không có biện pháp chăm sóc, phòng tránh đúng cách, bệnh vẫn có thể tái phát nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý và ghi nhớ những cách ngăn ngừa bệnh quay trở lại sau đây:
- Vệ sinh cơ thể đúng cách: Hãy chú ý làm sạch cơ thể hàng ngày, nhất là những khu vực da kín, khuất như kẽ ngón chân, ngón tay, mặt trong đùi, cơ quan sinh dục,… để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Sau khi tiếp xúc với nước, không khí bẩn, người bệnh cũng nên vệ sinh cơ thể càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như thợ sơn, thợ cầu đường, dầu khí, công nhân cầu cống có nguy cơ bị tổ đỉa, ghẻ nước cao hơn cả. Để phòng tránh bệnh, hãy mặc dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ và làm sạch cơ thể ngay sau khi kết thúc công việc.
- Tránh xa tác nhân dị ứng: Người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như bụi bẩn, lông thú, nước hoa, phấn hoa,… để ngăn ngừa mắc bệnh.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ: Hãy lau dọn nhà cửa thường xuyên, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch khuẩn, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế dùng chất tẩy rửa: Nếu bạn có cơ địa dị ứng thì tốt hơn hết, không nên sử dụng những sản phẩm có thành phần hóa chất, thuốc tẩy rửa mạnh mà hãy ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên an toàn, lành tính.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Việc phát hiện đúng triệu chứng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra an toàn, chính xác và hiệu quả cao. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, hãy tiến hành thăm khám để được chữa bệnh kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!