Bệnh học

Thận Hư Là Gì? GIẢI ĐÁP Nguyên Nhân, Cách Chữa Hiệu Qủa

Hội chứng thận hư là một trong những tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm và hạn chế những rủi ro, biến chứng xảy đến từ hội chứng thận hư.

Bệnh thận hư là gì? Nguyên nhân do đâu?

Thận hư là hội chứng chỉ tình trạng các bộ lọc ở cầu thận bị suy giảm chức năng nhận biết protein có trong máu, từ đó loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể trong quá trình đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. Điều này dẫn đến lượng protein có trong máu giảm, trong khi đó lipid máu cùng protein niệu tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phát triển và hồi phục của các tế bào trong cơ thể. 

Theo một số tài liệu y khoa, khi lượng protein trong máu suy giảm sẽ gây nên tình trạng phù nề, thậm chí vỡ mạch máu vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng phù nề này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể và xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất là xảy ra ở  vùng bụng, 2 chi dưới và phần mắt…

Hội chứng thận hư bệnh học có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em, người già hay thanh niên,… Bởi thế mọi người cần cảnh giác, nhận biết sớm hội chứng này để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. 

Hội chứng thận hư có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào
Hội chứng thận hư có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào

Lương y Tuấn chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư, chủ yếu do các nguyên nhân sau: 

  • Người bệnh bị nhiễm độc, nhiễm hóa chất hay nhiễm ký sinh trùng
  • Người bệnh bị nhiễm độc tự miễn khi mang thai
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh trong thời gian dài
  • Thói quen uống ít nước so với nhu cầu của cơ thể
  • Có bệnh lý nền như lupus, bệnh viêm gan, bệnh tiểu đường, bệnh viêm cầu thận,…
  • Người có chế độ ăn mất cân bằng, ăn quá mặn, ít vitamin và chất xơ.

Hội chứng thận hư dấu hiệu như thế nào?

Cũng theo lương y Tuấn, hội chứng thận hư khá đa dạng. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các chỉ số, người bệnh có thể phát hiện được bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng: 

  • Người bệnh tiểu ít: Trong 1 ngày, lượng nước tiểu đi dưới 500ml, thậm chỉ có trường hợp người bệnh chỉ đi khoảng 200  – 300ml. 
  • Phù: Đây được xem là biểu hiện đặc trưng nhất của người bị hội chứng thận hư. Triệu chứng nặng có thể khiến trọng lượng cơ thể tăng từ 20 – 30kg trong khoảng vài tuần. Người bệnh có thể bị sưng mi mắt, chân hay ở bộ phận sinh dục.  Khi ấn vào chỗ bị phù sẽ bị lõm xuống, mềm nhưng không có cảm giác đau. 
  • Huyết áp cao: Người bệnh mắc hội chứng thận hư thường bị huyết áp cao hơn người bình thường.
  • Toàn thân: Người bệnh mệt mỏi, da dẻ xanh xao, cảm giác chán ăn.
  • Hội chứng thận hư triệu chứng thể hiện qua chỉ số xét nghiệm

Hội chứng thận hư cũng được thể hiện rõ qua các thay đổi từ chỉ số xét nghiệm. 

Chỉ số xét nghiệm:

  • Chỉ số hồng cầu, hemoglobin và hematocrit: Chỉ số các chất này trong cơ thể giảm nhẹ nhưng nếu hiện tượng máu cô đặc xảy ra nhiều thì chỉ số sẽ tăng. 
  • Protein: Lượng protein có thể tăng cao trên 3,5g/ ngày, có khi lên đến 30 – 40g/ ngày. Ngoài ra, nước tiểu người bệnh có thể có bạch cầu niệu, trụ hạt, mỡ lưỡng chiết,…
  • Chỉ số Lipid trong máu tăng: Chỉ số này có thể tăng trên 9g/l, lượng cholesterol cũng có thể tăng trên 250mg/ dl, nồng độ triglyceride cũng tăng lên đáng kể. 

Hội chứng thận hư có nguy hiểm không?

Hội chứng thận hư không gây ra các biểu hiện rầm rộ như bệnh suy thận hay thận yếu. Tuy nhiên, những biểu hiện của hội chứng này cũng gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe cho người bệnh. 

Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến người bệnh
Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến người bệnh

Nếu không được chạy chữa và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm: 

  • Nguy cơ nhiễm trùng: Nhiễm trùng được xem là biến chứng phổ biến nhất của hội chứng thận hư. Bởi một số protein trong máu có khả năng giúp cơ thể chống lại những tác động xấu của vi khuẩn, vi trùng. Khi protein mất đi, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao, đi kèm với đó là các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, xanh xao,…
  • Sưng phù: Tình trạng protein trong máu giảm sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể tích nước, giảm sức kéo nước từ các mô vào mạch, điều này khiến cho các mô bị ứ nước. Khi thận hư mới chỉ ở giai đoạn đầu, tình trạng phù, sưng diễn ra ở mắt cá chân và mắt, về sau, hiện tượng này lan rộng ra toàn thân khiến bụng trướng, da sưng. 
  • Xuất hiện tình trạng máu đông: Protein có vai trò ngăn chặn máu đông trong cơ thể, khi mất đi lượng lớn protein, cơ thể sẽ hình thành nên những cục máu đông. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch (nguy cơ suy tim, tai biến mạch máu não,…) gây nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Khiến nước tiểu đục: Biến chứng của hội chứng thận hư có thể khiến nước tiểu đổi màu, thậm chí có nhiều bọt. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh thận hư

Bởi hội chứng thận hư có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường kể trên, mọi người nên đến các cơ ở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời. 

Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, thăm khám lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác nhất. Cụ thể: 

  • Thăm khám lâm sàng: Dựa trên những triệu chứng phù nề của cơ thể, lượng nước tiểu và tình trạng nước tiểu, chỉ số huyết áp,….
  • Cận lâm sàng: Các xét nghiệm hóa sinh có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số protein trong nước tiểu, trong máu, lượng lipid,  cholesterol tăng đột biến. 

Một số tiêu chuẩn xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng thận hư không đơn thuần như: 

  • Nồng độ protein trong máu giảm dưới 60g/ lít kèm theo lượng albumin máu giảm dưới 30g/ lít
  • Nhận thấy có hạt mỡ lưỡng chiết, trong nước tiểu có xuất hiện trụ mỡ
  • Protein niệu tăng cao hơn 3,5g trong 1 ngày
  • Cholesterol trong máu tăng từ > 6,5 mmol/ lít
Một số xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác bệnh
Một số xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác bệnh

Ngoài ra, hội chứng thận hư có thể chẩn đoán chính xác thông qua các yếu tố:

Chẩn đoán bệnh dựa theo nguyên nhân

Dựa trên những câu trả lời của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán hội chứng thận hư theo nguyên nhân: 

  • Cầu thận ổ bị xơ hóa cục bộ
  • Viêm cầu thận tăng sinh giãn mạch 
  • Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch
  • Viêm cầu thận màng dẫn đến hội chứng thận hư ở người trưởng thành
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh

Chẩn đoán hội chứng thận hư qua mô bệnh học

Dựa trên tiền sử bệnh án do người bệnh cung cấp, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây nên hội chứng thận hư, từ đó đưa ra cách phòng ngừa và phương pháp điều trị bệnh. Do vậy, người bệnh cần trả lời chính xác tiểu sử bệnh lý của mình.

Chẩn đoán hội chứng thận hư thông qua các biến chứng

  • Tắc mạch
  • Nhiễm khuẩn
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Rối loạn điện giải
  • Suy thận cấp, mãn tính
  • Người bệnh thiếu dinh dưỡng

Hội chứng thận hư phải làm sao? Phác đồ điều trị phù hợp

Hội chứng thận hư là bệnh lý nguy hiểm diễn biến kéo dài theo từng đợt. Bởi thế, người bệnh không nên chủ quan mà cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa bệnh từ chuyên gia. Trước hết, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa tác phác đồ chữa hội chứng thận hư như sau: 

Điều trị tiên phát hội chứng thận hư

  • Điều trị hội chứng thận hư theo triệu chứng

Đây là bước điều trị được thực hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, bước này vô cùng quan trọng để bệnh không tiến triển nặng hơn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào triệu chứng bệnh nhân gặp phải như hạ huyết áp, phù, giảm protein….để điều trị. 

Lúc này, phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc uống hoặc tiêm để tác động trực tiếp. 

  • Điều trị đặc hiệu

Đây là giai đoạn tiếp theo trong phác đồ chữa bệnh nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của hội chứng thận hư. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng liệu pháp corticoid và tiếp tục duy trì liệu pháp này ngay cả khi bệnh nhân đã cải thiện tình trạng. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch cũng được kê trong trường hợp này. 

Sử dụng thuốc điều trị bệnh là phương pháp phổ biến hiện nay
Sử dụng thuốc điều trị bệnh là phương pháp phổ biến hiện nay
  • Điều trị theo biến chứng bệnh

Điều trị theo biến chứng được chỉ định với người bệnh bị hội chứng thận hư nặng, các biến chứng biểu hiện rõ ràng. Lúc này, bác sĩ sẽ tập trung điều trị nhiễm trùng đồng thời dự phòng các tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Điều trị thứ phát bệnh

Đây là hướng điều trị từ nguyên nhân gây bệnh để trị dứt điểm hội chứng thận hư, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh. Dựa vào nguyên nhân mà đưa ra phác đồ phù hợp. Cụ thể: 

  • Người bệnh bị tiểu đường dẫn đến thận hư

Chú trọng điều trị tiểu đường trước, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Người bệnh thay đổi tối thiểu

Bệnh lý này thường chỉ xuất hiện ở trẻ em gây nên nhiều tổn thương ở chức năng thận với nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, các bác sĩ sẽ làm ổn định chức năng của thận và tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này trước khi sử dụng thuốc điều trị. 

  • Với người bệnh viêm cầu thận

Trước hết, cần loại bỏ các vết sẹo, mô sẹo nằm rải rác trong thận rồi mới điều trị hội chứng thận hư. 

  • Với người bệnh cầu thận màng

Bệnh  lý này khiến cho màng cầu thận bị dày lên, dẫn đến hội chứng thận hư. Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu để điều trị. 

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị. 

Chữa hội chứng thận hư bằng thuốc tây

Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng trong phác đồ điều trị hội chứng thận hư như: 

  • Thuốc lợi tiểu: Bác sĩ có thể kê cho bạn nhóm thuốc flurosemid hoặc  thiazid để người bệnh giảm tình trạng phù nề.
  • Thuốc giúp ức chế quá trình miễn dịch: Thuốc cyclophosphamide hoặc thuốc prednisone có thể giúp bệnh nhân loại bỏ viêm nhiễm ở vị trí cầu thận. 
  • Thuốc giúp tăng cường miễn dịch: Trong trường hợp người bệnh hội chứng thận hư phải sử dụng prednisone hoặc thuốc  cyclophosphamide để loại bỏ viêm, bác sĩ có thể kê thêm  levamisol để giúp bạn củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Thuốc chống đông máu: Các loại biệt dược thuộc nhóm warfarin, acenocoumarol hay fluindion được sử dụng trong trường hợp này. 
  • Thuốc giúp ức chế men chuyển (ACE): Bao gồm các loại thuốc như renitec, zestril hay coversyl,… thường được dùng trong trường hợp người bệnh thận hư có protein niệu cao và huyết áp tăng. 
  • Thuốc làm giảm nồng độ cholesterol: Các loại thuốc như statin, axit mật hay thuốc ức chế hấp thu cholesterol,…
  • Một số loại thuốc ức chế tác dụng phụ của thuốc điều trị: Những loại thuốc như vitamin, canxi, vi lượng,… được bổ sung vào cơ thể để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị. 

Hầu hết, các loại thuốc tây điều trị hội chứng thận hư thường được uy trì liên tục trong vòng 6 tháng – 12 tháng.  Việc dùng thuốc tây kéo dài sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các tạng phủ trong cơ thể, bởi thế người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ chữa bệnh của bác sĩ. 

Điều trị hội chứng thận hư bằng đông y

Với kinh nghiệm nhiều năm khám, chữa bệnh bằng YHCT, lương y Tuấn nhận định, y học cổ truyền điều trị hội chứng thận hư theo 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Phương pháp điều trị là chú trọng lợi tiểu, trục thủy, hạ huyết áp cho người bệnh, bổ thận an thần, chống viêm nhiễm và bổ nguyên khí. 

Đông y chữa hội chứng thận hư chú trọng lợi tiểu, điều hòa khí huyết
Đông y chữa hội chứng thận hư chú trọng lợi tiểu, điều hòa khí huyết

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, y học cổ truyền sẽ có các bài thuốc tương ứng điều trị các thể bệnh khác nhau. Cụ thể:

Điều trị hội chứng thận hư cấp tính

Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh được chia làm 3 thể bệnh tương ứng với 3 bài thuốc điều trị:

  • Thể bệnh phong nhiệt nhiễu lạc: Dùng bài thuốc gồm ngân hoa 15g, huyền sâm 15g, liên kiều 12g, bạch mao căn 20g và ngư tinh thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang. 
  • Thể bệnh hạ tiêu thấp nhiệt: Dùng bài thuốc Tiểu kế ẩm tử gia vị gồm ngẫu tiết 15g, mộc thông, bồ hoàng, chi tử sao đen mỗi vị 9g, bông mã đề 15g, đương quy 9g, cam thảo 5g, nhân trần, thạch vĩ, biển súc, sinh địa hoàng mỗi vị 15g, đạm trúc diệp 12g. Đem sắc cùng nước mỗi ngày dùng 1 thang. 
  • Thể bệnh tâm hỏa cang thịnh: Dùng bài thuốc gồm 18g sinh địa hoàng, 12g trúc diệp, 9g mộc thông, 5g cam thảo, 9g bồ hoàng,  15g ngẫu tiết, 6g chi tử và 20g hoạt thạch. Người bệnh sắc uống ngày 1 thang. 

Chữa hội chứng thận hư mãn tính

Hội chứng thận hư mãn tính gồm các thể bệnh âm hư hỏa vượng, khí bất nhiếp huyết hay khí trệ huyết ứ. Tương ứng với mỗi thể có các bài thuốc sau:

  • Thể bệnh âm hư hỏa vượng: Bài thuốc gồm 12g tri mẫu, hoàng bá, hoài sơn, 18g sinh địa, 9g sơn thù, đan bì, bạch linh, trạch tả mỗi vị, 20g mỗi vị bạch mao căn và tiểu kế. Sắc thuốc uống ngày 1 lần. 
  • Thể bệnh khí bất nhiếp huyết: Dùng bài thuốc gồm 12g đẳng sâm, 9g bạch truật, đương quy, phục thần, toan táo nhân, bạch thược, 15g hoàng kỳ, a giao, địa du mỗi loại, 6g cam thảo, 4g viễn chí, mộc hương. Người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Thể bệnh khí trệ huyết ứ: Dùng bài thuốc gồm hoàng kỳ, ích mẫu thảo 20g, 12g mỗi loại gồm đẳng sâm, hoài sơn, khiếm thực, xích thược, 9g mỗi loại gồm bạch truật, quy vĩ, địa long, 6g xuyên khung, 15g đan sâm. Sắc thuốc sử dụng ngày 1 thang. 

Như vậy, bệnh thận hư là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Bạn đọc không nên chủ quan, thờ ơ trước những cảnh báo của cơ thể. Khi phát hiện cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường, tốt nhất, hãy liên hệ đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để xử lý kịp thời. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *